Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Sunday,
21/11/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - Ngôi Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - Ngôi Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn (chữ Hán: 永嚴寺) là một danh lam, hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (gần cầu Công Lý), thuộc phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ xa đến, người ta đã dễ dàng trông thấy một ngọn tháp cao, uy nghi trầm mặc.

Góc mái chùa với nét uốn cong theo kiến trúc chùa ở các tỉnh phía Bắc với mái trước chồng diêm, khoảng sân rộng trước chính điện tạo nên một không gian yên bình, từng đàn chim bồ câu trong sân chùa làm lòng ta cũng cảm thấy thư thái hơn, cách biệt với đường phố náo nhiệt bên ngoài,…

Hình ảnh bên trong khuôn viên chua vĩnh nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn là một ngôi chùa mới được xây dựng vào năm 1971, nhưng đáng được kể là một công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo của Thành phố, là nơi tổ chức các ngày lễ lớn như Lễ Phật đản, lễ vũ lan cho phật tử…

Từ miền Bắc, hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật, và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở xã Đức La, tổng Trí Yên, phủ Lạng Giang, tỉnh [[Bắc Giang] Việt Nam]; kiến lập từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm.

Người vẽ kiểu cho công trình là kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, có sự cộng tác của các ông Lê Tấn Chuyên và Cổ Văn Hậu…

Chùa được khởi công năm 1964 tại khu đất thấp nằm bên rạch Thị Nghè, và người ta phải chuyển khoảng 40.000 m³ đất từ xa lộ Biên Hoà về san lấp mặt bằng. Kinh phí xây dựng chùa khoảng 98 triệu đồng tiền lúc bấy giờ, với phần khuôn viên được cho là chính quyền VNCH cấp. Năm 1971, chùa Vĩnh Nghiêm cơ bản hoàn thành với các hạng mục, gồm tòa nhà trung tâm (tầng trên có ngôi Phật điện), Bảo tháp Quán Thế Âm, cơ sở dành cho hoạt động xã hội. Về sau, chùa lần lượt xây thêm các công trình khác, như Bảo tháp Xá Lợi Cộng đồng, Tháp đá Vĩnh Nghiêm, Phương trượng đường, khách đường, v.v...

Hình ảnh nhìn từ ngoài vào ngôi chùa vĩnh nghiêm

Ngôi Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn riêng quả Đại hồng chung có tên là "Chuông Hòa bình" thì do chùa Entsu-in (Viên Thông viện), huyện Fukushima thuộc Giáo hội Phật giáo Nhật Bản cung tiến.

Tam Quan là công trình kiến trúc đồ sộ theo kiểu truyền thống với mái ngói đỏ uốn cong. Từ đây, du khách được ngắm nhìn bao quát khung cảnh bên trong của ngôi chùa. Sân chùa rộng mênh mông, đối diện với cổng Tam quan là Tòa nhà trung tâm và bên trái của sân chùa là ngôi bảo tháp 7 tầng.

Tầng trệt có 2 phần: phần ngoài nằm bên dưới sân thượng (cao 3,20m)  và phần trong nằm dưới Phật điện (cao 4,20m). Bên trong được chia thành nhà thờ Tổ (có bàn thờ Bồ Đề Đạt Ma), giảng đường, văn phòng, thư viện, phòng tăng, lớp học và phòng học.

Hình ảnh bên trong chùa có các tượng phật rất đẹp

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn từ sân chùa, cầu thang 23 bậc dẫn lên tầng lầu của tòa trung tâm bao gồm sân thượng, Phật điện và Tháp Quan Thế Âm.

Sân thượng rộng khoảng 10m, phía tay phải có một gác chuông và treo một đại hồng chung. Phật điện bao gồm 3 phần: Bái Điện, Bản Điện và Địa Tạng Đường. Kiến trúc được xây theo kiểu chữ công. Góc mái đều được uốn cong theo kiểu chùa miền Bắc.

Bái Điện nguy nga dài 35m, rộng 22m và cao 15m. Chính giữa điện là bàn thờ Phật Thích Ca, bên trái có Bồ Tát Văn Thù và bên phải là Bồ Tát Phổ Hiền. Các công trình trạm khắc gỗ ở đây có bao lam tứ linh, bao lam cửu long và đặc biệt là các phù điêu trên các hương án chạm các ngôi chùa danh tiếng ở trong nước và một số nước Châu Á. Ở hàng hiên hai bên lối vào, mỗi bên có một pho tượng Kim Cang khá lớn.

Nằm ngay bên trái khi đi từ cổng chùa vào gồm 7 tầng và cao gần 40m. Đây là một trong những ngôi tháp đồ sộ nhất Việt Nam. Được xây thêm vào năm 1982 có 4 tầng cao 25m. Đây là nơi để lọ đựng tro thi hài người chết mà người nhà họ gửi và giữ gìn ở chùa.

Hình ảnh bên trong chùa vĩnh nghiêm

Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn - Ngôi Chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn bạn sẽ nhìn thấy tháp ở bên tay phải ngay khi bước vào chùa, được xây vào năm 2003 để thờ cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Kiểm – một trong hai vị cao tăng sáng lập ra chùa. Và đây là ngôi tháp đá đầu tiên miền Nam cũng như đứng trong danh sách những ngôi tháp đá lớn nhất, cao nhất Việt Nam.

Không khí ở chùa Vĩnh Nghiêm giúp con người ta khi bước chân vào cảm thấy lòng mình thanh tịnh và bình yên, không xô bồ, vồn vã giữa chốn đông người. Du khách phập phương đến dâng hương nhang và cầu bình an cho gia đình nhân dip đầu năm.

Map chỉ dẫn đến chùa vĩnh nghiêm bậc nhất sài thành

Chùa vĩnh nghiêm không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.
Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: