Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Sượt Đình Sượt

Đền Sượt Đình Sượt
Saturday,
08/01/2022
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cẩm nang

Đền Sượt - Đình Sượt - Đền Sượt Đình Sượt Hải Dương

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Sượt - Đình Sượt - Đền Sượt Đình Sượt Hải Dương làng Thanh Cương có tên Nôm là làng Sượt. Trước năm 1945 thuộc tổng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nay thuộc phường Thanh Bình, thành phố Hải Dương. Cho đến nay, làng Sượt đang còn cụm di tích: Đền Sượt có tên chữ là Thanh Cương linh từ, đình Sượt và chùa Sượt. Đền Sượt và đình Sượt thờ Đức thánh Vũ Hữu có công phò vua Lê Chiêu Tông dẹp giặc Ai Lao giữ yên bờ cõi đất nước ở thế kỷ thứ XV.

Theo Thần tích thờ tại Thanh Cương linh từ, do Đông các Hàn Lâm đại học sĩ thần Nguyễn Bính biện soạn năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), tóm tắt như sau:

Thanh Cương linh từ còn được biết với cái tên khác là Quang liệt miếu, tên nôm là đền Sượt, thuộc địa phận làng Thanh Cương, phường Thanh Bình, tp Hải Dương, là nơi thờ Vũ Hựu, một vị danh tướng dưới thời Lê sơ, quê của ông là làng Thanh Cương. Khi qua đời vào ngày 16 tháng 11 năm Tân Tỵ-1521, ông đã được người dân nơi đây tôn là Thượng đẳng phúc thần, Hiển Hựu đại vương, Minh quốc linh ứng, và tôn là Thành hoàng làng. Đền Sượt mang dấu ấn kiến trúc của thế kỷ 19. Di tích này đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

Hình ảnh đền sượt tại thành phố hải dương

Đền Sượt vào thời Lê, niên hiệu Hồng Đức, ở làng Long Thịnh, huyện Thọ Xương, phủ Thanh Đô, Ái Châu có người họ Vũ, tên Đạo lấy vợ là Phạm Thị Hoà, người làng Thanh Cương, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, quận Hải Dương. Ông bà ở quê nội Thọ Xương - Thanh Hoá làm nghề thuốc, sinh sống đức độ, nhân hậu, song hiềm nỗi tuổi đã cao mà vẫn chậm đường con cái. Một hôm ông bà lập đàn cầu trời đất và bách thần, quả nhiên ứng nghiệm.

Bà thụ thai. Sau 14 tháng, Thái Bà theo cha là Phạm Công về ở quê ngoại làng Thanh Cương. Sáng ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Thìn, khi về đến đầu làng, bên giếng đất, Thái Bà sinh một con trai, mặt mũi khôi ngô, hàm én, mắt phượng, mày ngài, tướng mạo khác thường. Khi bà sinh, mây kéo về phủ kín bầu trời. Nơi bà sinh hàng đàn chim chóc bay về hội tụ. Dân làng Thanh Cương khi đó đang mắc bệnh dịch đều khỏi. Thấy có chuyện lạ, dân làng Thanh Cương lập miếu thờ lộ thiên tại nơi bà sinh và xin với Thái Bà và công tử làm tôi con.

Sau vài tháng, Vũ Công ra Thanh Cương đón Thái Bà và Công tử về Thanh Hoá, đặt tên cho công tử là Vũ Hựu. Năm 7 tuổi, tuy chưa học nhưng Vũ Hựu đã ứng khẩu thông minh lạ lùng, được gọi là thần đồng. Năm 11 tuổi cha mẹ đều mất, Vũ Hựu đến ở với ông ngoại. Năm 12 tuổi ông được ông ngoại cho theo học Lỗ tiên sinh. Được 3 năm thì kinh sử đều thông, văn chương cảm tú, võ nghệ như thần. Năm 16 tuổi, Người theo ông ngoại về quê mẹ. Dân làng Thanh Cương thấy Ông tài giỏi đã mời Ông làm hương sư dạy trẻ trong làng.

Hình ảnh đền sượt du khách thập phương đến thắp hương cầu bình an

Đền Sượt Đình Sượt Hải Dương từ đó người sớm chiều đọc sách, luyện tập võ nghệ, sức có thể nhấc nổi vạc, thể có thể dời non. Năm 21 tuổi ông lên kinh kỳ dự thi, Tại trường văn, ông đỗ Hoàng giáp, trường Võ ông đỗ Đạo sĩ. Khi vào yết kiến, nhà vua hỏi các việc văn võ, Ông đều ứng đối trôi chảy. Vua rất khen ngợi và cho vinh quy, cấp tiền bạc mở tiệc khao làng, sửa sang nhà cửa, mộ phần gia tiên rồi về Triều đình nhậm chức.

Vua phong làm tham ngự triều chính, sau lại phong làm Đô đài ngự sử rồi lại bổ làm đốc trấn, cai quản hai xứ Kinh Bắc và Sơn Nam. Nhờ công đức của ông, nhân dân hai xứ yên vui, làng xóm no đủ. Ông có công lao dẹp người Mán thông đồng với giặc Ai Lao làm loạn ở Hưng Hoá và Tuyên Quang, và dẹp giặc Chiêm Thành sang xâm lược, cướp phá các tỉnh Châu Hoan, Châu Ái (Nghệ An, Thanh Hoá hiện nay).

Ông mất ngày 6 tháng 11 về đến núi Vân Đài, huyện Ngọc Sơn - phủ Tĩnh Gia (Thanh Hoá) khi ông lên núi ngắm cảnh. Vua được tin thương tiếc, cho đình thần đến làm lễ an táng, lệnh cho dân ở hai quê nội, ngoại lập đền thờ phụng và phong cho ông chức Đại vương và phong: Thượng đẳng phúc thần, Minh quốc linh ứng, Hiển Hựu đại vương. Ra sắc chỉ cho dân làng Thanh Cương muôn đời thờ cúng, được miễn các phu phen tạp dịch, xuân, thu nhị kỳ triều đình cử các quan về tế.

Đền Sượt có kiến trúc hình chữ Công (I), gồm 3 toà Tiền bái, Trung từ và Thượng điện. Ngôi đền không chỉ là một di tích lưu niệm danh nhân và còn là một công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1994.

Hình ảnh lễ hợi tại đền sượt hải dương

Đình Sượt trước cách mạng tháng 8, Lễ hội đền Sượt đã được tổ chức nhưng tùy theo từng năm tổ chức, có năm có rước kiệu, biểu diễn văn nghệ và trò đánh Bệt. Việc tổ chức lễ rước kiệu và trò đánh Bệt được thực hiện từ năm 1937. Sau đó, lễ hội này có năm tổ chức lễ rướ có năm không, cho tới năm 1919 Sở Văn hoá Thông tin đã chỉ đạo cử hành lễ rước và tổ chức trò đánh Bệt mới được khôi phục, tuy nhiên nghi thức diễn ra vẫn chưa được đầy đủ như thời xưa. Lễ hội đền Sượt vẫn được duy trì từ năm 1990 đến nay.

Thứ tự trong đoàn rước: Dẫn đầu là đội múa lân , đội cờ hội, đội bát biểu, đội kiệu long đình (8gồm tám người khênh kiệu là những thanh niên chưa vợ). Nhạc rước có chiêng, tù và bát âm. Sau kiệu sẽ là đoàn người đội mâm lễ vật của nhân dân trong làng. Sau khi đoàn rước này tập trung về sân đền, kiệu rước sẽ được đưa vào hậu cung, trưởng ban khánh tiết dâng hương.

Lễ dâng hương: Ông trưởng ban di tích sẽ đứng lên đọc bài diễn văn ca ngợi công đức của Đức Thánh, nêu lên trách nhiệm của Ban quản lý đền, tất cả các công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ di tích. Sau ông trưởng ban đọc bản diễn văn xong, các hộ gia đình ở thôn Thanh Cương cùng khách thập phương sẽ tự do vào dâng lễ.

Hiện tại, thôn Thanh Cương vẫn đứng ra tổ chức hội, tuần gồm 24 vị cao niên. Cụ cao nhất là 80 tuổi, người ít tuổi nhất cũng đã 50. Hội tuần có nhiệm vụ lo liệu công việc tuần tiết tại đền: Ngày sóc và ngày vọng (ngày mồng 1 và ngày 15 ) và các ngày tế lễ khác theo tục cũ từ trước đến nay mà thôn vẫn còn giữ được.

Phần hội: Hội đền Sượt không tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn như các lễ hội khác, nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo của lễ hội truyền thống xưa với trò Chọi gà, biểu diễn chèo, cờ tướng... Năm 1999, trò đánh Bệt đã được khôi phục lại, đã được dân làng Thanh Cương nhiệt tình tham gia. Trước ngày vào hội, đinh tráng trong độ tuổi từ 18-54 tuổi đều phải sắm một cái gậy đánh bệt.

+ Gậy dành cho dân đinh dài 7 thước ta (1 thước tương đương với 40cm).

+Gậy cho năm người tham gia tiếp đánh hổ, dài 4 thước.

+Gậy cho các nữ đồng trinh múa biểu diễn trước hàng quân, dài 1,2 thước.

Hình ảnh lễ hội ở đền sượt rất đông người đến dự

Đền Sượt - Đình Sượt - Đền Sượt Đình Sượt Hải Dương lễ hội đền Sượt làng Thanh Cương từ xưa đã được xem là một lễ hội vùng có qui mô tương đối lớn, đã thu hút được rất nhiều người dân từ các tỉnh khác tham gia như: Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng. Ngày nay, lễ hội đền Sượt vẫn là nơi giao lưu tín ngưỡng hưng thịnh. Đặc biệt là dịp đầu xuân, ngày lễ hội và ngày rằm mồng 1 lại càng thu hút được đông đảo người dân qui tụ về đây sinh hoạt tín ngưỡng.

Đền Sượt thu hút được đông đảo du khách là vì nơi đây có thắng cảnh đẹp, ngoài ra lễ hội đền Sượt còn là dịp để giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn, và một điều đặc biệt nữa là người dân về đây xem hội cho rằng: Thẻ của đền Sượt khá ứng nghiệm.

Hộp thẻ đựng 100 quẻ tiêm sẽ được đánh thứ tự trên mỗi thanh tre dài khoảng 20cm, được vót mỏng bản có chiều rộng chừng 1cm. Trên đầu mỗi quẻ tiêm sẽ được đánh bằng chữ Hán và số tự nhiên từ 1- 100, mỗi thẻ tương ứng với cuộc đời và số phận của một đức thánh hiền hay một vị quan chức trong lịch sử Trung Quốc. Trong tâm linh người về đây xem hội cho rằng, đèn Sượt rất linh thiêng và họ thắp hương cầu gì cũng được thần bảo hộ.

Map chỉ dẫn đến đền sượt ở tp hải dương

Đền Sượt Hải Dương không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Sạch- Hương Nhang Sạch - Hương Xưa Đức Thụ..

Đền Cửa Ông Quảng Ninh - Đền Thờ Trần Quốc Tảng.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: