Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Thờ Cô Bé Tân An

Đền Thờ Cô Bé Tân An
Friday,
11/02/2022
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cô Bé Tân An - Đền Cô Bé Tân An - Đền Thờ Cô Bé Tân An

Hương Xưa Đức Thụ

Cô Bé Tân An - Đền Cô Bé Tân An - Đền Thờ Cô Bé Tân An Từ rất xa xưa, bên bờ sông Hồng tại thôn Tân An 2 thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã có một ngôi Đền gọi là Đền Cô Tân An (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn), là nơi thờ tự một nữ chúa có tên húy là Hoàng Bà Xa, tương truyền đã cùng cha là đức quan ngài Hoàng Bảy, có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi.

đã có từ lâu đời, qua nhiều đời chủ nhang gìn giữ, ngôi đền này rất linh thiêng đã được nhân dân gần xa biết đến là ngôi đền Cô Bé Tân Ân Cổ. Nhân dân xã Tân An - Huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai cũng như khách thập phương nhớ đến ngày 24 tháng 2 hằng năm là ngày tiệc đản của cô bé Tân An đã đến thắp hương và tưởng nhớ đến ngày giỗ của cô xin cầu tài, cầu lộc, cầu bình an. 

Hình ảnh chụp bên trong đền thờ cô bé tân an

Cô Bé Tân An Năm 1971, một trận lũ lớn xảy ra, nước sông dâng cao, cuốn trôi cả ngôi đền (cột gỗ, lợp lá - nhưng nền cũ của đền không bị sạt lở mà hiện nay vẫn còn). Những năm tháng sau đó, nhân dân vùng Bảo Hà, Tân An cùng với nhân dân cả nước phải tập trung tất cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam nên việc thờ cúng không mấy ai để ý. Hồi đó, địa giới và dân cư của cả thôn Tân An 1 và thôn Tân An 2 trước đây đều thuộc một địa danh.

Tân An Phố, sau đó là các xóm - các đội sản xuất thuộc HTX Tân An, sau đó là thôn Tân An và sau cùng (năm 1996) mới tách ra làm hai thôn: Tân An 1 và Tân An 2 như hiện nay. Chính vì diễn biến do thiên tai, do chia tách địa lý, sắp xếp dân cư mà trong suốt thời gian dài, du khách thập phương lui tới cúng lễ không có điều kiện để nhận biết vị trí đích thực của Đền Cô Tân An.

Năm 2004, theo nguyện vọng của bà con nhân dân các dân tộc huyện Văn Bàn là phải đưa Đền Cô về đúng vị trí lịch sử. Các cơ quan có trách nhiệm từ tỉnh, huyện, đến xã, đã tiến hành nhiều hội thảo, hội nghị, nhiều công trình nghiên cứu khoa học và phải giải quyết những rắc rối của sự tranh chấp, những phức tạp của sự khiếu kiện, rồi cuối cùng, Đền Cô cũng được xây dựng lại bề thế, khang trang đúng vị trí, địa điểm thủa ban đầu, đúng tầm của một di tích lịch sử văn hóa.

Hình ảnh quý khách mua hương nhang sạch đến dâng đền cô bé tân an

Đền Cô Bé Tân An Ngày 19/3/2010 UBND tỉnh Lào Cai đã ra Quyết định số 655/QĐ - UBND v/v: "Công nhận Di tích lịch sử cấp tỉnh "đối với Đền Cô Tan An tại vị trí "thôn Tân An 2", chấm dứt sự long đong nhiều năm nơi thờ tự Cô Bé Thượng Ngàn linh thiêng. Cùng với Di tích lịch sử văn hóa Đền Ken (khu vực các xã Chiềng Ken, Liêm Phú, Nậm Tha, Khánh Yên Hạ, Khánh Yên Trung), Di tích lịch sử văn hóa khu Du kích Gia Lan (khu vực các xã Liêm Phú, Khánh Hạ, Khánh Yên Trung, Khánh Yên Thượng, Thị trấn Khánh Yên, Làng Giàng, Dương Quỳ)

Đền Cô Tân An luôn được bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo bởi đó là những nơi thể hiện tình cảm và đức tin của hàng vạn bà con đồng bào 11 dân tộc anh em huyện Văn Bàn và nhiều du khách tín ngưỡng tâm linh gần xa vốn luôn trân trọng truyền thống đạo lý biết ơn những người đã chiến đấu hy sinh vì giang sơn, vì dân tộc.

Trước đây, cả xã Bảo Hà, xã Cam Cọn - của huyện Bảo Yên - đều thuộc huyện Văn Bàn. Đền Cô Tân An tọa lạc bên bờ sông Hồng cuộn chảy, đối diện với Đền Bảo Hà (thờ đức quan Hoàng Bảy), cư dân của hai huyện Văn Bàn và Bảo Yên cũng như du khách thập phương mỗi khi có dịp đến lễ Đền Bảo Hà là nhất định phải sang thắp hương ở Đền Cô Tân An.

Như vậy, dựa trên yếu tố lịch sử và yếu tố địa lý thì hai ngôi đền này là một quần thể di tích lịch sử văn hóa đã in sâu vào tâm trí mọi người từ xa xưa. Đưa Đền Cô về vị trí ban đầu (tại thôn Tân An 2 hiện nay) theo Quyết định số 655 của UBND tỉnh Lào Cai là tôn trọng lịch sử, tôn trọng tâm tư tình cảm và ước nguyện của cộng đồng cư dân bản địa hai huyện Văn Bàn - Bảo Yên.

Từ nay, dưới sự quản lý thống nhất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tầng lớp nhân dân và du khách thập phương chung tay đồng lòng tiếp tục tôn tạo và xây dựng Đền Cô linh thiêng, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh của nhân dân đồng thời với xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phát triển kinh tế, làm cho quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, đời sống mọi mặt của nhân dân ngày càng được nâng lên, là mong muốn của tất cả những ai có tâm, thực lòng hướng Thiện đồng hành tới tương lai.

Hình ảnh khuôn viên rất đẹp tại đền thờ cô bé tân an

Đền Thờ Cô Bé Tân An Thiết nghĩ, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, các đoàn thể quần chúng nhân dân từ huyện đến xã Tân An cần tiếp tục có nhiều hình thức vận động, giáo dục, tuyên truyền rộng khắp để mọi người hiểu rõ việc thờ cúng Cô Bé Thượng Ngàn linh thiêng thực chất là thờ cúng khí phách quật cường của "con cháu Mẫu Thượng Ngàn", con cháu Bà Trưng, Bà Triệu xưa, đã không thua kém đấng mày râu trong chiến đấu mỗi khi nước nhà rơi vào họa xâm lăng của ngoại bang.

Theo các tài liệu, lễ hội Đền Cô Tân An đã có từ lâu đời, được nhân dân các dân tộc huyện Văn Bàn tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ đến công lao của Công chúa Thượng Ngàn cùng các vị thánh, thần đã có công trong cuộc đấu tranh giữ nước, xây dựng quê hương. Lễ hội Đền Cô là lễ hội dân gian nhằm phụng thờ Công chúa Thượng Ngàn cùng các vị thần linh trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ của Đạo Mẫu Việt Nam.
Đền Cô Tân An là nơi thờ Công chúa Thượng Ngàn – bà là hóa thân của Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn cai quản 81 cửa rừng, hang động của miền núi rừng, đồng bằng.
Điều này đã được chứng minh trong bản Sắc phong của Vua Khải Định năm thứ 9 ban cho Trấn Bảo Hà. Bản sắc phong có ghi “Sắc ban cho Trấn Bảo Hà, phụng sự Thượng Ngàn Công chúa tôn thần, có công bảo hộ đất nước, che chở cho dân, khi cầu linh ứng, ngay thẳng.

Nhân dịp Trẫm vào dịp Tứ tuần đại khánh, ban cho chiếu chỉ viết vào sổ vàng phong làm Trang Tri rực bảo Thượng đẳng Thần, chuẩn cho việc phụng thờ để bảo vệ cho dân ta”.
Một nghi thức không thể thiếu được, đã trở thành nghi thức truyền thống bao đời nay để lại đó là nghi thức kiệu rước cô sang đón ông Hoàng Bảy (từ Đền Bảo Hà sang Đền Cô) và sau khi hành lễ xong nhân dân lại kiệu rước cô đưa ông trở về Đền Bảo Hà.

Hình ảnh cổng vào đền cô bé tân an tai văn bản lào cai

Cô Bé Tân An - Đền Cô Bé Tân An - Đền Thờ Cô Bé Tân An Từ rất xa xưa, bên bờ sông Hồng tại thôn Tân An 2 thuộc xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, đã có một ngôi Đền gọi là Đền Cô Tân An (còn gọi là Đền Cô Bé Thượng Ngàn), là nơi thờ tự một nữ chúa có tên húy là Hoàng Bà Xa, tương truyền đã cùng cha là đức quan ngài Hoàng Bảy, có công chinh phạt giặc ác, giữ yên bờ cõi, được cư dân vùng Bảo Hà và Khau Ban (địa danh Văn Bàn cổ xưa) suy tôn là vị Thánh Mẫu. Đối diện bên kia sông là đền Bảo Hà (huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai)- thờ Đức quan ngài Hoàng Bảy.

Năm 1971, một trận lũ lớn xảy ra, nước sông dâng cao, cuốn trôi cả ngôi đền (cột gỗ, lợp lá - nhưng nền cũ của đền không bị sạt lở mà hiện nay vẫn còn). Những năm tháng sau đó, nhân dân vùng Bảo Hà, Tân An cùng với nhân dân cả nước phải tập trung tất cả cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam nên việc thờ cúng không mấy ai để ý.

Hồi đó, địa giới và dân cư của cả thôn Tân An 1 và thôn Tân An 2 trước đây đều thuộc một địa danh: Tân An Phố, sau đó là các xóm - các đội sản xuất thuộc HTX Tân An, sau đó là thôn Tân An và sau cùng (năm 1996) mới tách ra làm hai thôn: Tân An 1 và Tân An 2 như hiện nay. Chính vì diễn biến do thiên tai, do chia tách địa lý, sắp xếp dân cư mà trong suốt thời gian dài, du khách thập phương lui tới cúng lễ dâng hương không có điều kiện để nhận biết vị trí đích thực của Đền Cô Tân An.

Map chỉa dẫn đến đền cô bé tân an

Đền Cô Bé Tân An không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Sạch- Hương Nhang Sạch - Hương Xưa Đức Thụ.

Chùa Yên Tử - Núi Yên Tư Quảng Ninh - Chùa đồng Yên Tử.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: