Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Trần Nam Định

Đền Trần Nam Định
Sunday,
28/11/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cẩm nang

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Đền Trần

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Đền Trần (陳廟 - Trần Miếu) là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua nhà Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ 15.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 - Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Đền Trần Đền Thiên Trường nằm ngay vị trí trung tâm của di tích Đền Trần. Xây dựng trên nền đất Thái Miếu cũ, nơi đây từng là nơi ở của các thái thượng hoàng thời nhà Trần sống. Đền Thiên Trường gồm tiền đường, chính tẩm, trung đường, siêu hương, hai dãy tả hữu ống muống, hai dãy tả hữu vu, hai dãy giải vũ. 

Tiền đường đặt bài vị và bàn thờ của các vị quan có công lớn, trung đường thờ mười bốn vị hoàng đế nhà Trần. Tuy nhiên không có bài vị riêng mà có ba ngai vàng để thờ vọng các vị hoàng đế. Gian trái phải có đặt bài vị của các hoàng phi.

Được khởi công xây dựng vào năm 1894, đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền trần. Đây là nơi đặt bài vị Trần Hưng Đạo cùng gia đình và gia tướng. Tiền đường đặt bài vị của ba vị gia tướng thân cận của ông là Phạm Ngũ Lão, Phạm Ngộ và Nguyễn Chế Nghĩa.

Đền Trần Nam Định Thiên hương đặt long đình có tượng Hưng Đạo vương cùng chín pho tượng phật. Bài vị quan văn đặt bên trái, quan võ bên phải. Trung đường đặt tượng và bài vị của Trần Hưng Đạo. Tòa chính tẩm đặt bài vị của cha mẹ, vợ và các con ông.

Đền Trùng Hoa nằm phía Tây của Đền Trần, tức bên trái Đền Thiên Trường. Đền Trùng Hoa xây mới vào năm 2000 được Chính phủ và tỉnh Nam Định lên kế hoạch. Trên nền cũ là cung Trùng Hoa xưa, là nơi tham vấn thái thượng hoàng của hoàng đế nhà Trần. Bên trong có đặt tại tòa chính tẩm và trung đường nhiều pho tượng đồng. Thiên hương đặt bài vị và ngai hội đồng các quan, quan văn quan võ được thờ tại gian hữu vu.

Lễ Hội Đền TrầnHàng năm, Đền Trần có hai lễ hội lớn. Đó là Lễ khai ấn đầu xuân và Hội Đền Trần tháng tám. Hai lễ hội này thu hút đông các du khách từ khắp nơi đổ về tỏ lòng thành kính với các vị vua Trần. Lễ khai ấn diễn ra trong hai ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch. Tối 14, nghi thức rước hòm ấn bắt đầu từ nội cung đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý. 

Hội Đền Trần diễn ra từ 15 – 20 tháng 8 âm lịch. Chia làm hai phần chính là lễ và hội. Bắt đầu phần hội là lễ rước rồi dâng hương tại đền Thiên Trường. Ngoài ra còn có các hoạt động như hát văn, đấu vật, múa bài bông, đi cầu kiều,…

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Đền Trần Đến tham quan Đền Trần, du khách có thể dâng hương và tham quan thêm những địa điểm du lịch nổi tiếng tại đây. Những điểm du lịch tâm linh gắn liền với văn hóa, lịch sử của dân tộc như chùa Keo Hành Thiện, chùa tháp Phổ Minh, cột cờ Thanh Nam hay đền thờ thái sư Trần Quang Khải.

là di tích lịch sử đặc biệt là minh chứng cho lịch sử vẻ vang của nhà Trần riêng, của đất nước ta nói chung. Còn chần chừ gì nữa mà không đến đây tham quan du lịch để tỏ lòng thành kính cũng như cầu may trong cuộc sống. Hy vọng với chia sẻ trên sẽ giúp du khách hiểu rõ hơn về Đền Trần.

Map chỉ dẫn đến đền trần nam định

Đền Trần Nam Định không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

 Mục này được đăng trong Điểm đến văn hóa tâm linh và được gắn thẻ đền quán thánhđịa điểm văn hóa tâm linh.

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Sạch- Hương Nhang Sạch - Hương Xưa Đức Thụ..

Hương Xanh Cao Cấp - Hương Nhang Xanh Cao Cấp Đức Thụ

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: