Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Phi Lai Tự

Phi Lai Tự
Saturday,
26/08/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Phi Lai Tự - Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Ngôi Chùa Địa Tạng

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Phi Lai Tự - Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Ngôi Chùa Địa Tạng Tên Nôm còn gọi chùa Đùng tọa lạc ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm đang dần trở thành điểm nhấn về du lịch tâm linh ở Hà Nam. Về quy mô, chùa có Tam bảo, nhà thờ tổ, nơi thờ Đức Ông, đức Thánh hiền; nhà ở, giảng đường, nhà khách, nơi ở của phật tử. Cả quần thể ngôi chùa nhìn từ xa ẩn mình và được che chở giữa rừng thông. Ngôi chùa vừa có kiến trúc đẹp, vừa gợi lên cảm giác thanh tao, thoát tục mà bất kỳ ai có dịp đến đây cũng có thể cảm nhận.

Hiện nay, chùa thường xuyên thu hút đông đảo du khách tìm đến để thưởng ngoạn cảnh quan cũng như đi tìm lại những khoảnh khắc thanh bình trong góc khuất tâm hồn giữa khung cảnh núi rừng hoang sơ thanh vắng...Tòa Tam Bảo của chùa được xây dựng rộng và lớn nhất trong tổng quan của cả ngôi chùa. Tại đây đặt tượng Địa Tạng mang vẻ hiền từ và uy nghiêm. Mái chùa được lợp bằng ngói đỏ quen thuộc với người dân Việt.

Phi Lai Tự

Hình ảnh chụp ngoài công vào chùa địa tạng phi lai tự

Phi Lai Tự Tên gọi của ngôi chùa được Đại đức Thích Quang Minh đặt cho với hàm ý đây là nơi Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát hoá Phật. Đã có khoảng thời gian vua Trần Nghệ Tông chọn chùa Đùng này làm nơi ở ẩn và Vua Tự Đức cũng từng chọn nơi này để cầu tự. 

Ngôi chùa Địa Tạng Phi Lai nằm trên một ngọn đồi  thoai thoải, không gian rộng rãi. Lối vào chùa thì khang trang sạch sẽ. Sau này đây được coi là chốn dừng chân an nhiên của những người muốn tìm đến sự tĩnh tâm an lành thực sự của bản thân. 

Phía bên phải của tòa Tam Bảo là nhà thờ Tổ. Nơi đây thờ tự 42 vị sư tổ trụ chì của chùa. Đồng thời quần thể của chùa Địa Tạng còn có nhiều kiến trúc nổi bật khác như toà điện của Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát, Đức Ông, tượng Đức Thánh Hiền, khu nhà ở dành cho các vị Tăng Ni, Phật Tử, khu giảng đường để các tăng ni và phật tử tới đây nghe giảng đạo hoặc tổ chức các khóa tu. Ngoài ra chùa còn có khu nhà khách để cho du khách tới trải nghiệm.

Phi Lai Tự

Hình ảnh chụp ngoài sân chùa địa tạng phi lai tự

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Đến khoảng thế kỷ 17, Vua Tự Đức sau nhiều lần đến các ngôi chùa ở Việt Nam cầu tự đã ghé nơi này. Khi xuống núi nhà vua có nói: Phi Lai. Nghĩa của từ này mang hàm ý khá rộng, có thể hiểu là sẽ quay trở lại, cũng có thể là sẽ không bao giờ quay trở lại. Chùa được đặt tên mới là Địa Tạng Phi Lai Tự – có nghĩa là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã đến nơi này, đã hoá Phật, và không trở lại nữa….

Trên đỉnh Phi Lai có tháp Phổ Đồng – là nơi yên nghỉ của hơn 40 đời tổ sư được xây dựng vào thời kỳ Lý Trần. Sau chiến thắng quân Chiêm Thành, các tù binh được đưa về chùa Đùng xây dựng tháp nên kiến trúc nơi này có chút phảng phất của Chăm-pa. Sở dĩ khi đặt tên Chùa Đại Đức Thích Minh Quang thêm hai từ Địa Tạng phía trước cũng một phần là vì chùa có những pho tượng được đúc bằng đất.

Riêng pho tượng Bổn sưu Thích Ca Mầu Ni, trên đỉnh đầu ngài có một viên xá lợi màu trắng bằng xương của Đức Phật. Bên trong mình ngài có pho tượng cổ ở chùa cũ và đặt tạng kinh Việt Nam với gần 1000 cuốn kinh địa tạng chép bằng tay của Phật tử được chép từ khắp mọi nơi gửi đến.  Có nhiều người sắp đi về cõi vĩnh hằng bằng niềm tin của mình đã trích máu để chép kinh để trong thân của pho tượng.  Bên dưới toà ngồi là thất bảo – 7 đồ quý của thế gian bao gồm: vàng – bạc- kim – ngân – châu báu….

Phi Lai Tự

Hình ảnh chụp ngoài sân chùa địa tạng phi lai tự

Phi Lai Tự - Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự - Ngôi Chùa Địa Tạng Truyền thuyết này được xuất phát từ việc cải tạo lại ngôi chùa. Trong quá trình san lấp và xây dựng lại chùa người ta đã tìm được rất nhiều những mảnh gốm và các viên đá mang hoạ tiết, hoa văn hình đầu người mình chìm. Đây chính là nét đặc trưng cho nét đẹp nghệ thuật của thời nhà Lý. Bên cạnh đó nhiều nguồn tin còn cho rằng hầu hết các ngôi chùa được xây dựng dưới thời nhà Lý sẽ có kiến trúc khu nhà chính điện được xây dựng cùng với ngôi bảo tháp. Điều này cũng rất trùng khớp với kiến trúc của chùa Địa Tạng. Bởi sau chùa cũng đã có một toà tháp được gọi là tòa Tháp trấn Liên Sơn.

Tuy nhiên dù chùa Địa Tạng Lai Tự có được hình thành từ khi nào theo truyền thuyết nào đi chăng nữa thì đây cũng là một ngôi chùa cổ mang nhiều nét đẹp yên bình, thanh tịnh hiện nay. Đồng thời đây cũng là chốn bồng lai tiên cảnh để các phật tử tìm đến. Theo chuyên gia phong thuỷ, chùa Địa Tạng nằm ở một vị thế rất đẹp về mạt phong thuỷ. Ngôi chùa thuộc vị trí tựa lưng vào ngọn núi giúp tạo nên thế ngai vàng, bên tả là Thanh Long và bên hữu là Bạch Hổ. Xung quanh của chùa được bao bọc bởi các bóng cây thông xanh cao vút đầy trang nghiêm.

So với nhiều ngôi chùa khác, Địa Tạng cũng được thiết kế với nhiều sự khác biệt. Khi bước chân vào sân dẫn chắc chắn bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên với nền trải bằng sỏi trắng thay vì lát gạch đỏ. Ở bên cạnh sân đề biển Khổ Hải. Đã là biển thì cần phải đi trên bờ, do đó khi bước vào sân chùa bạn đừng quên việc đi lại trên đá lát. Trước khu Tổ Đường có 12 vòng tròn được vẽ trên nền sỏi, nó mang biểu tượng cho 12 nhân duyên. Những viên sỏi sẽ có ý cho sự thiền định. Khi nhìn vào từng viên soi bao vây quanh chân sẽ giúp cho tâm mỗi người thanh thản nhất.

Vào những ngày đầu năm, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự sẽ trang trí nhiều hoa tươi rực rỡ dâng hương cho ngày Tết cổ truyền. Đến khoảng 9-10 tháng Giêng Âm lịch, chùa lại tái hiện cung cảnh chợ quê với nhiều mặt hàng đặc trưng.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: