-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đền Tranh
Thursday,
24/08/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Đền Tranh - Quan Tuần Tranh - Đền Quan Lớn Tuần Tranh
Đền Tranh - Quan Tuần Tranh - Đền Quan Lớn Tuần Tranh Hải Dương, là một ngôi đền cổ Việt Nam, thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Nổi tiếng linh ứng nhiệm màu, cầu gì được nấy nên Đền Tranh trở thành Khu di tích tâm linh được người dân khắp nơi tìm đến cúng lễ. Năm 2009, Đền Tranh được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.
Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935, người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên gọi là Đền Tranh.
Hải Dương từ lâu đã là một vùng đất nổi tiếng về văn hóa, lịch sử với hệ di sản đền, chùa phong phú và linh thiêng. Điển hình là đền Tranh ở huyện Ninh Giang, đây là một trong những điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách, bởi đền không chỉ là một công trình kiến trúc mang đậm nét đặc trưng của văn hóa đền, chùa Việt mà còn là nơi có tín ngưỡng tâm linh độc đáo, nơi thờ Thủy thần của người dân địa phương với những kỳ ngôn thú vị về Quan Lớn Tuần Tranh.
Hình ảnh bên ngoài cổng quan lớn tuần tranh
Đền Tranh đến giữa thập kỷ 40 của thế kỷ XX, đền Tranh được tôn tạo với quy mô khá lớn, kiến trúc theo kiểu Trùng thiềm điệp ốc với những cung và gian thờ khác nhau. Năm 1946, thực hiện tiêu thổ kháng chiến, nhiều hạng mục ngôi đền bị tháo gỡ. Đến những năm 60 của thế kỷ XX, đền được chuyển về phía bắc của thị trấn Ninh Giang cách đền cũ khoảng 300m, nay thuộc địa phận thôn Tranh Xuyên, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang.
Đền Tranh qua ba lần chuyển dời cùng nhiều lần trùng tu tôn tạo, đã chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử và tích hợp được nét đẹp của văn hóa Việt. Căn cứ vào hệ thống bia ký tại đền cho biết, vào năm Tự Đức thứ 5 (1852) đền đã có nhiều người công đức để tu tạo. Khi thực dân Pháp chiếm tỉnh Hải Dương và Ninh Giang, xây đồn bốt gần khu vực đền nên nhân dân chuyển đền về phía Bắc đền cũ (hiện nay là doanh trại Lữ đoàn 513 Quân khu 3). Từ năm 1941 đến 1945, đền Tranh được tôn tạo rộng lớn, kiến trúc theo kiểu "trùng thiềm điệp ốc", 5 nếp nhà nối liền nhau.
Hình ảnh bên trong đền quan lớn tuần tranh
Quan Tuần Tranh Năm 1946, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến" các nếp nhà của đền lần lượt được tháo dỡ, chỉ để lại cung cấm làm nơi thờ tự. Năm 1954, đền Tranh được phục dựng lại để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Năm 1966, do nhu cầu mở rộng doanh trại của quân đội, nên nhân dân địa phương cùng Lữ đoàn 513 chuyển 3 gian hậu cung về dựng tại địa điểm mới, cách đền cũ 300 m về phía Bắc (vị trí hiện nay).
Năm 1996, được phép của UBND tỉnh Hải Hưng, đền được xây dựng 7 gian tiền tế; Ngày 3 tháng 6 năm 1999, khởi công xây dựng nhà trung từ; năm 2004 hoàn thành việc xây dựng nghi môn và tòa hậu cung; năm 2006 xây dựng đông vu và nhà hóa sớ. Công trình hiện nay khá hoành tráng với kinh phí xây dựng do nhân dân công đức. Đền Tranh là nơi tập trung và phong phú nhất về tín ngưỡng dân gian mà điển hình là nhân vật huyền thoại Quan Lớn Tuần Tranh.
Một công trình làm nổi bật diện mạo thị trấn Ninh Giang trước năm 1947 đó là ngôi đền uy nghi nằm ở phía Tây Bắc, nay nằm ở khuôn viên đơn vị công trình. Đền Tranh thờ thần và đặt trong khám và đây đó trên xà trên khung cửa được gắn những rắn thần bằng vải nhồi bong màu sặc sỡ, ban đêm được ánh điện soi sang lấp lánh cửa đồ thờ, hương án làm tăng thêm vẻ uy nghi vốn có của nơi thờ tự.
Hình ảnh đền quan lớn tuần tranh chụp từ trên cao
Đền Tranh - Quan Tuần Tranh - Đền Quan Lớn Tuần Tranh tương truyền kể rằng, ông là con trai thứ năm của vua cha Bát hải Động đình. Ông là vị tướng quân tài ba kiêm lĩnh thuỷ bộ, được giao quyền trấn giữ miền duyên hải sông Tranh. Ông đã lập được nhiều công lao to lớn nên được sắc phong Công hầu. Ông có cảm tình với một người thiếu nữ xinh đẹp là vợ lẽ của một viên quan, nhưng vốn không hạnh phúc với cảnh chồng chung, nàng cũng đáp lại tình cảm của ông mà không hề nói cho ông biết là nàng đã có chồng. Ông vẫn đinh ninh đó là một tình cảm đẹp, hẹn ngày đưa nàng về làm vợ. Đến khi viên quan kia biết chuyện, vu cho ông đã quyến rũ vợ mình.
Ông bỗng nhiên mắc hàm oan, bị đem đày lên chốn Kì Cùng, Lạng Sơn. Tại đây ông đã tuẫn tiết để chứng minh sự trong sáng của mình. Dải lụa đào tuẫn tiết đã hóa thành đôi bạch xà bơi về quê hương Ninh Giang của ông. Rồi một ông bà lão nông bắt được đem về nhà nuôi nấng như thể con mình. Đến khi viên quan phủ biết chuyện ông bà lão nông mua gà để nuôi đôi bạch xà, liền bắt ông bà phải lên cửa công chịu tội và đòi giết chết đôi bạch xà. Hai ông bà thương xót, xin thả rắn xuống dòng sông Tranh, lạ thay khi vừa thả đôi bạch xà xuống thì chỗ đó tạo thành dòng xoáy dữ dội.
Đến thời Thục Phán An Dương Vương, vua tập hợp thuyền bè để chống Nam Việt ở ngay bến sông Tranh, nhưng tại chỗ dòng xoáy đó, thuyền bè không tài nào qua được mà lại có cơn giông tố nổi lên giữa dòng. Vua bèn mời các vị lão làng đến lập đàn cầu đảo thì lập tức sóng yên bể lặng, hơn nữa, quân sĩ ra trận cũng được thắng to. Ghi nhớ công đức, vua Thục giải oan cho ông và phong là Giảo Long Hầu. Sau này ông còn hiển Thánh linh ứng, có phép nhà trời, cai quản âm binh, ra oai giúp dân sát quỷ trừ tà, dẹp hết những kẻ hại nước hại dân.
Lễ hội đền Tranh năm nay được tổ chức từ ngày 1-3/3 với nhiều hoạt động phong phú bên cạnh việc tổ chức các nghi lễ truyền thống như tổ chức trưng bày các sản phẩm OCOP, chương trình giao lưu văn nghệ, các trò chơi dân gian như: kéo co, cờ tướng, đập niêu đất, bắt chạch trong chum, vật dân tộc, đi cầu kiều trên cạn, pháo đất…
Đặc sắc nhất là lễ rước nước, các đoàn dâng lễ vật, chương trình văn nghệ, khai hội, công bố quyết định đưa Lễ hội truyền thống đền Tranh vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể, dâng hương, tế Quan và tế Mẫu. Tổ chức các trò chơi như kéo co, cờ tướng, lễ mộc dục. Ngoài hoạt động dâng hương, lễ hội còn có hoạt động hát văn và hầu Thánh.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ