Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng
Friday,
12/01/2024
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng - Viện Trúc Lâm Đà Lạt

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng - Viện Trúc Lâm Đà Lạt là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Đây không chỉ là thiền viện lớn nhất Lâm Đồng mà còn là điểm tham quan và chiêm bái của nhiều du khách trong và ngoài nước.

Lịch sử ghi chép Thiền viện bắt đầu được xây dựng vào năm 1993, đến năm 1994 thì hoàn thành, bản thiết kế do kiến trúc sư Vũ Xuân Hùng và Trần Đức Lộc vẽ và có sự tham gia thiết kế của kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ (người thiết kế Dinh Độc Lập - nay là Dinh Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh) trên ý tưởng thiết kế và quy hoạch của HT Thiền sư Thích Thanh Từ. Thiền viện được chia ra làm 4 khu vực: khu vực ngoại viện, khu tịnh thất hòa thượng, hòa thượng viện trưởng, khu nội viện tăng và khu nội viện ni. Thiền viện do Hòa thượng Thích Thanh Từ thành lập.

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Hình ảnh toàn cảnh Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng Đây chính nơi mà hòa thượng Thích Thanh Từ hiện nay cư ngụ chính và thường xuyên đi giáo hóa và tu hành. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Thông Phương. Ngài là đệ tử kiệt xuất nhất trong hàng môn đồ của Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ. Hòa thượng Viện trưởng Thích Thanh Từ từng nói: "Một ngàn người đệ tử, chỉ một mình (Thượng tọa) Thông Phương là đủ." Điều này khiến chúng ta nhớ lại một thiền sư Trung Hoa đã từng bảo: "Loài có sừng tuy nhiều, một con lân là đủ."

Kiến trúc Một điểm ấn tượng mà Thiền viện thu hút du khách đó là lối kiến trúc độc đáo và vẻ bề thế, hoành tráng. Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm có diện tích 192m2 bên trong thờ đức Phật Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2 m tay phải ngài cầm cành hoa sen đưa lên theo điển tích “Niêm Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật. Khu vực trên chánh điện có các bức phù điêu chạm khắc tinh xảo về 8 tướng thị hiện của Đức Phật. Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà còn bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư tử.

Điểm nổi bật của Thiền viện Trúc Lâm Không gian Thiền viện luôn an lành, hoan hỉ hiện tiền chan hòa trong cảnh vật. Trong rất nhiều loài cây quý có cả cây bồ đề thỉnh từ Ấn Độ do Công chúa Ấn Độ lấy từ cây mẹ ở chùa mang tặng; có cây me hàng trăm tuổi từ miền Tây Việt Nam do phật tử cúng dường. Sơn thủy hữu tình, muôn hồng ngàn tía của các loài hoa, ríu ran của chim lẫn vào rừng thông…Yên bình, tĩnh lặng, chỉ có tiếng chuông ngân vào tâm người, tiếng chuông làm điểm tựa cho mỗi con người…

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Hình ảnh trước cổng tam quan Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Viện Trúc Lâm Đà Lạt Hoạt động Vào những ngày lễ trọng đại của Phật giáo, Thiền viện có hàng ngàn tăng ni, phật tử đến theo học về thiền. Đây là một thiền viện nghiên cứu và thực hành về Thiền tông lớn nhất ở Việt Nam hiện nay với chủ trương khôi phục Thiền tông Việt Nam (có từ đời nhà Trần). Mỗi ngày, các tu sĩ ngồi thiền 3 thời trong ngày, mỗi thời 2 giờ đồng hồ và thời đầu tiên là từ lúc 3 giờ sáng.

Thiền viện không tổ chức các khóa tu mà là mỗi ngày tu. Sống trong hiện tại với `` Chánh niệm``,``Phản Quan Tự Kỷ`` và ``Quán chiếu`` bản thân, thay vì tìm cầu bên ngoài thì tự soi lại bản thân, không tìm lỗi người. Sống với ``Chánhh niệm`` thì đi, đứng, nằm, ngồi, ăn uống, ngủ nghỉ... đều tự biết thì đến khi ``Dạ, vâng`` là cái gì?Đến khi ``Ồ, Vỗ đùi, tiếng động`` thì sống tự tại, an nhiên thân và tâm.

Tại sao khi ngồi thiền vọng lại đến nhiều hay không ngồi được yên? Do nhiều nguyên nhân như: 6 căn tiếp xúc 6 trần, tiếp thu quá nhiều thông tin không cần thiết, ``tham, sân, si`` mà si là cái gốc, rễ... Để giải quyết đơn giản là nghe mà không nghe, thấy mà không thấy, ăn mà không ăn..., `` Thân đâu tâm đó``, việc ai nấy làm, thân ai nấy lo, nghiệp ai nấy trả. Không phải việc của mình không tham gia vào. Đặc biệt khi tu tập dù ngắn hạn hay dài hạn đến xuất gia đều phải giữ miệng, cười đùa, chạy nhảy mất thanh tịnh, hạn chế nói năng, nói nhiều, khi cần thì trả lời không thì thôi, để cho nó mốc lên.

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Hình ảnh bên trong Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng

Thiện Viện Trúc Lâm Phượng Hoàng - Viện Trúc Lâm Đà Lạt Có thể nói vườn hoa của thiền viện là một trong những điểm du khách không thể bỏ qua và là vườn hoa hiếm hoi sưu tập nhiều loại hoa lạ. Các giống hoa được các tăng ni ươm trồng và có hẳn một vườn ươm và cấy ghép. Các giống hoa được hòa thượng mang từ khắp nơi trên thế giới về ươm trồng. Nổi tiếng nhất là giống: sim tím, bông gòn Úc, phù dung,…

Đây là một công trình Phật giáo thuần Việt, lại nằm trên một mảnh đất chịu ảnh hưởng rất nhiều từ văn hóa Pháp, trong khuôn viên của khu du lịch nổi tiếng nhưng nó vẫn mang nét kiến trúc uy nghi, thâm nghiêm. Công trình truyền tải hình thức kiến trúc đặc trưng của phái Thiền viện Trúc Lâm. Nét độc đáo riêng về kiến trúc cộng với vị trí địa lý đắc địa và những thuận lợi về thế đất, cảnh quan… đã đưa Thiền viện Trúc Lâm Phụng Hoàng thành một trong những điểm tham quan nổi tiếng, thu hút hàng ngàn khách du lịch thập phương đến dâng hương, lễ Phật và tìm hiểu về Thiền Tông Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: