-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chử Đồng Tử
Thursday,
23/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Chử Đồng Tử - Đền Thờ Chử Đồng Tử - Đền Hóa Dạ Trạch
Chử Đồng Tử - Đền Thờ Chử Đồng Tử - Đền Hóa Dạ Trạch Đình Chử Đồng Tử (Chử Xá, Văn Đức, Gia Lâm, Thành phố Hà Nội). Căn cứ nguồn tư liệu thành văn hiện còn lưu lại trong đình Chử Xá như: thần tích, sắc phong, bài vị) và sử sách đều cho biết đình Chử Xá thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung công chúa, Hữu phu nhân. Trong số các vị Thành hoàng của làng thì Đức Thánh Chử Đồng Tử là nổi bật hơn cả.
Đức Thánh Chử Đồng Tử cùng với Phù Đổng Thiên Vương, Tản Viên Sơn Thánh, Liễu Hạnh Tiên chúa là bốn vị Thần trong "tứ bất tử" của tín ngưỡng văn hóa truyền thống của người Việt.(chữ Hán: 渚童子) một nhân vật truyền thuyết, thần thoại và là một vị thánh nổi tiếng, sống ở thế kỷ thứ IV-III TCN (vào khoảng năm 300 TCN, thời Hùng Duệ Vương). Về sau, ông thường được liệt vào một trong Tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam.
Truyền thuyết về ông được ghi trong Lĩnh Nam chích quái với tên gọi Nhất Dạ Trạch (đầm một đêm), là một trong những truyền thuyết sớm nhất được ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái, một tác phẩm mang tính huyền sử, kể về những câu chuyện thần thoại thời kì cổ xưa của nước Việt Nam.
Tương truyền rằng, vào thời Hùng Vương thứ 18 (Hùng Duệ Vương), Chử Đồng Tử sống cùng cha là Chử Cù Vân (渚衢雲), Chử Vi Vân(渚微雲), hoặc Chử Vi Tử (渚微子), tại thôn Chử Xá, xã Văn Đức (nay thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Chẳng may nhà cháy, mất hết của cải, hai cha con chỉ còn lại một chiếc khố phải thay nhau mà mặc. Lúc người cha lâm chung, ông gọi con lại bảo rằng hãy giữ chiếc khố lại cho bản thân.
HÌnh ảnh bên ngoài Đền Hóa Dạ Trạch nơi thờ chử đồng tử
Chử Đồng Tử Thương cha nên liệm khố theo cha, mình thì chịu cảnh trần truồng khổ sở, kiếm sống bằng cách ban đêm câu cá, ban ngày dầm nửa người dưới nước, đến gần thuyền bán cá hoặc xin ăn. Thời ấy, Vua Hùng ngành (nhành) thứ 18 là Hùng Duệ Vương (Lĩnh Nam chích quái ghi là đời thứ 3, được hiểu là đời vua thứ 3 trong thế hệ thứ 18. Theo "Thứ thế các triều vua Việt Nam" - Nguyễn Khắc Thuần). Hiện nay ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, còn bài vị "Tam Vị Quốc Chúa" thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18] có cô con gái tên là Tiên Dung (仙容), đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng.
Một hôm thuyền rồng của Tiên Dung đến thăm vùng Chử Xá. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, thấy chàng hiếu thảo, bản tính thật thà, khôi ngô cường tráng, thú vị hiếm có, tâm sinh ý yêu thích, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
Hùng vương nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ Hà Thám, đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa. Một hôm, có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên Quỳnh Viên sơn (瓊園山),(Hiện nay là núi Nam Giới thuộc Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh. Trên núi còn có ngôi cổ tự là chùa Quỳnh Viên, tương truyền đời Hùng Vương là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã tu tiên đắc đạo.
HÌnh ảnh bên trong ngôi đền thờ chử đồng tử
Đền Thờ Chử Đồng Tử Địa danh Quỳnh Viên hay Quỳnh Sơn chính là tên xưa nhất của núi Nam Giới: "Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên" (Nghĩa là: Ngọn núi nổi tiếng này xưa gọi là Quỳnh Viên). Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một tăng sĩ tên Phật Quang. Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá, dụ rằng đây là vật thần thông.
Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵn sàng để hầu hạ. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.
Nghe tin, Hùng Vương cho là có ý tạo phản, vội xuất binh đi đánh. Quân nhà vua đến, mọi người xin ra chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và từ chối không kháng cự cha mình. Trời tối, quân nhà vua đóng quân ở bãi Tự Nhiên cách đó một con sông. Đến nửa đêm bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, thành trì, cung điện và cả bầy tôi của Tiên Dung và Chử Đồng Tử phút chốc bay lên trời. Chỗ nền đất cũ bỗng sụp xuống thành một cái đầm rất lớn.
Hình ảnh lễ hội chử đồng tử
Chử Đồng Tử - Đền Thờ Chử Đồng Tử - Đền Hóa Dạ Trạch Nhân dân cho đó là điều linh dị bèn lập miếu thờ, bốn mùa cúng tế, và gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm), bãi cát đó là Bãi Tự Nhiên hoặc Bãi Màn Trù và chợ đó là Hà Thị.
Lễ hội Chử Đồng Tử vào thời điểm các lễ hội được diễn ra. Hàng năm, cứ vào ngày 10 – 12 tháng hai âm lịch, tại hai ngôi đền Dạ Trạch và Đa Hòa diễn ra lễ hội tình yêu. Đây là nét văn hóa đặc trưng của người Hưng Yên đã được gìn giữ và phát triển suốt chiều dài phát triển của dân tộc.
Phần lễ diễn ra các nghi lễ truyền thống với hình thức long trọng. Đó là cuộc rước kiệu thánh có đoàn rồng theo sau cùng trống chiêng tưng bừng. Đi theo sau nữa là hàng người dài với những bộ phục trang đặc sắc. Mục đích của lễ nghi này là mong ước về một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Sau phần lễ sẽ đến phần hội, đây chính là thời điểm được nhiều người mong ngóng nhất. Rất nhiều các trò chơi dân gian diễn ra như: chọi gà, bịt mắt đập niêu, đu cây, đi cầu kiều, bịt mắt bắt dê,… Đan xen với các trò chơi là nhiều chương trình biểu diễn văn nghệ, hoạt động thể thao hấp dẫn được nhiều người hưởng ứng có thể kể đến như: cầu lông, bơi chải, hát chầu văn, hát quan họ, hát ca trù, múa rồng.
Đặc biệt cứ trung bình 3 năm một lần, lễ hội Chử Đồng Tử lại được diễn ra với quy mô lớn thu hút rất đông du khách thập phương đổ về tham dự. Vào những ngày lễ từng dòng người nô nức đi trẩy hội tạo nên bầu không khí nhộn nhịp, rộn ràng vô cùng.
Đền Chử Đồng Tử hiện nay đã và đang là một điểm tựa cho đời sống văn hóa, tâm linh của người Việt. Đó là nét đẹp dâng hương tế lễ: “uống nước nhớ nguồn”, về sự thủy chung trong tình yêu. Triết lý sống ấy luôn luôn bất tử trong lòng mỗi người con đất Việt.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ