Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Bà Đanh

Chùa Bà Đanh
Thursday,
02/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Bà Đanh - Ngôi Chùa Bà Đanh - Chùa Bảo Sơn Nữ Nam Hà

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Bà Đanh - Ngôi Chùa Bà Đanh - Chùa Bảo Sơn Nữ Nam Hà nằm ở thôn Đanh, Ngọc Sơn, Kim Bảng, Hà Nam. Chùa quay mặt hướng Nam ra mạn sông Đáy. Phía ngoài cùng tiếp giáp với đường đi và gần bờ sông là cổng tam quan của chùa. Công trình này nền được tôn cao, xây vượt hẳn lên năm bậc và hai đầu xây bít đốc. Tam quan có ba gian và được làm thành hai tầng.

Tầng trên có hai lớp mái lợp bằng ngói nam, xung quanh sàn gỗ hàng lan can là những trấn song con tiện. Tầng này sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới có hệ thống cánh cửa bằng gỗ lim. Chùa Bà Đanh và Núi Ngọc nằm về phía Đông Nam xã Ngọc Sơn. 3 mặt khu di tích này có dòng sông Đáy bao quanh. Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khu vực chùa Bà Đanh nằm tách ra xa khu dân cư.

Chùa Bà Đanh

Hình ảnh trước chùa bà đanh vắng khách như câu ví " vắng như chùa bà đanh "

Chùa Bà Đanh Lịch sử Tại đây cây cối um tùm nên vắng người qua lại. Mỗi khi dân làng có việc phải lên chùa vào buổi tối lại phải đốt đuốc và gõ chiêng gõ trống để xua đuổi thú dữ. Chính vì vậy dân gian truyền tụng câu: "Vắng như chùa Bà Đanh".  Xã Ngọc Sơn được thành lập tháng 3 năm 1976, gồm bốn thôn là Mã Não, Phương Khê, Đanh Xá và Thụy Xuyên.

Trước cách mạng tháng 8/1945 mỗi thôn này là một đơn vị hành chính xã thuộc tổng Thụy Lôi huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Sau cải cách ruộng đất năm 1956 đã nhập thêm xóm Quế Lâm (thuộc thôn Văn Lâm xã Văn Xá) thành xóm 15. Tháng 4 năm 1986 thị trấn Quế được thành lập. Một số xóm của xã Ngọc Sơn cắt về thị trấn. Hiện nay xã Ngọc Sơn nằm ở trung tâm của huyện lị.

Xã nằm trên trục đường giao thông 22 nối đường 1A từ Ba Đa lên chợ Dầu ngược Hà Tây (cũ). Đây là đầu mối giao thông của huyện đi các nơi. Phía nam của xã nằm giáp sông Đáy. Từ đây ta có thể vào Ninh Bình, Thanh Hóa hay ngược lên Hòa Bình hết sức thuận lợi. 

Phía ngoài của hai tường bên là hai cột đồng trụ được xây nhô hẳn ra. Trên nóc tam quan đắp một đôi rồng chầu vào giữa. Đối diện với cổng, ở chính giữa về phải hai bên cách một đoạn tường ngắn là hai cổng nhỏ có tám mái, cửa phía trên lượn cong hình bán nguyệt. Hàng ngày, khách ra vào chủ yếu đi bằng hai cửa bên này, chỉ khi nào nhà chùa có đại lễ thì cổng chính giữa mới được mở.

Chùa Bà Đanh

Hình ảnh kiến trúc chùa bà đanh rất đẹp

Ngôi Chùa Bà Đanh qua cổng tam quan là vào khu vườn hoa. Bóng mấy cây cau khẳng khiu vươn cao trên nền trời xanh và mấy gốc đại già thân mốc sằn sùi đứng ẩn trong một gốc vườn chỉ trồng những cây hao quen thuộc như mộc, nhài, mẫu đơn cành làm tăng tính chất cổ kính cho ngôi chùa.Trước nhà bái đường là một sân lát gạch. Hai dãy hành lang nằm về hai bên, mỗi dãy có ba gian, khung gỗ lim lợp ngói lam, tường xây bao quanh đằng sau và hai đầu hồi. Nhà bái đường có năm gian, hai đầu bít đốc, lợp ngói nam, trên bờ nóc có đôi rồng chầu mặt nguyệt.

Trên tất cả các vì kèo đều chạm khắc ở hai mặt. Các đề tài chạm khắc trên các vì kèo tính từ đông sang tây như sau: Vì kèo 1: (Một mặt áp vào tường đốc): mặt hổ phù, thông hóa long, trúc hóa long. Trên xà ngang có chạm: quả đào, mai, trúc, nho và lựu, đào và mai, quạt và quả.

Kiến trúc chùa Bà Đanh Chùa có diện tích rộng lớn khoảng 10ha, và được xem là ngôi chùa đẹp và cổ kính nhất Hà Nam nói riêng và của miền Bắc nước ta nói chung. Bởi chùa Bà Đanh nằm ở vị trí là nơi sơn thủy hữu tình. Khuôn viên chùa là một tổng thể bao gồm nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật khác nhau với gần 40 gian nhà lớn nhỏ.

Chùa quay mặt ra hướng nam sông Đáy. Ở phía ngoài cùng, giáp với đường đi và gần bờ sông chính là cổng chùa. Cổng có ba gian (tam quan), hai tầng. Tầng trên thì có hai lớp mái, lợp bằng ngói nam, xung quanh là những sàn gỗ hàng lan can và những chấn song con tiện, tầng này được đưa vào sử dụng làm gác chuông, ba gian dưới thì có cánh cửa bằng gỗ lim. Phía ở ngoài cửa, hai bên là hai cột trụ đồng được xây nhô ra. Cánh cửa tam quan gồm có nhiều tấm gỗ lim ghép lại theo lối kiến trúc xưa gọi là cửa bức bàn, ở giữa có chạm hình 5 con dơi ngậm chữ thọ (ngũ phúc).
Trên nóc tam quan có đắp một đôi rồng chầu mặt nguyệt bằng vôi cát và mảnh sứ, mang phong cách con rồng thời Nguyễn. Điều đáng chú ý ở đây là đôi rồng đá và đôi hố đá được bố trí dọc theo hai bậc lên xuống, theo một thể đối xứng, chầu vào bái đường. Hai bên cổng chính là hai cổng nhỏ có 8 mái, cửa phía trên thì lượn cong hình bán nguyệt. Chỉ khi nào chùa có đại lễ thì cửa chính ở giữa mới được mở, ngày thường du khách đi tour Miền Bắc đến thì chỉ vào chùa bằng cổng nhỏ.Chùa Bà Đanh

Hình ảnh lễ hội ở chùa bà đanh

Chùa Bà Đanh - Ngôi Chùa Bà Đanh - Chùa Bảo Sơn Nữ Nam Hà Tam quan là khuôn viên gồm có vườn hoa, sân lát gạch, hai dãy hành lang hai bên, bái đường, trung đường và thượng diện,…Bái đường là nơi để hành lễ thường ngày của các chư tăng và phật tử, có 5 gian lợp ngói nam. Trung đường cũng có 5 gian hai đầu được xây bít dốc, lợp ngói nam, cửa đức bàn nối liền với tòa bái đường. Thượng diện chỉ có 3 gian, hai bên được xây tường bao, phía trước là hệ thống cửa làm bằng gỗ lim,…

Ngôi nhà rộng 5 gian với khung gỗ lim. Trên nóc nhà của bái đường là hệ thống đắp nối theo đề tài tứ long chầu nguyệt. Cả 4 con rồng đều có kiểu dáng thân hình uốn lượn, mắt, râu, vuốt, đều được các nghệ nhân xưa thể hiện như đang vờn nhau bay lượn nhưng vẫn giữ được sự oai phong.

Lễ hội chùa Bà Đanh Đã thành lệ bao đời, lễ hội chùa Bà Đanh được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm nhằm tri ân đức thánh bà Pháp Vũ, một vị thần trong Tứ Pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đây là vị thần phù trợ cho việc sản xuất nông nghiệp được tốt tươi, đời sống nhân dân được no đủ. Đồng thời lễ hội cũng nhằm tôn vinh, cảm tạ ân đức của các vị thần phật được thờ ở trong chùa đã phù trợ cho cuộc sống của nhân dân. Tùy từng năm và dựa vào tình hình thời tiết, thời vụ của nhân dân trong vùng mà nhà chùa chọn ngày đẹp rồi báo cáo với ủy ban nhân dân huyện Kim Bảng. Khi đã ấn định được ngày diễn ra lễ hội rồi mới thông báo rộng dãi cho toàn thể dân chúng.

Lễ hội thường được diễn ra trong ba ngày, có năm lấy ngày mồng 9-10-11 tháng 2 âm lịch, có năm lấy ngày 20-21-22 tháng 2, có năm là ngày 15-16-17 tháng 2 âm lịch để tổ chức lễ hội. Từ ngày mở hội cho đến hết hội, du khách đến tham quan và cầu bình an cũng khá đông, Còn hương khói thì không bao giờ đứt.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: