-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chùa Địa Ngục
Sunday,
22/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Chùa Địa Ngục - Chùa Địa Ngục Tam Đảo - Chùa Cổ Địa Ngục
Chùa Địa Ngục - Chùa Địa Ngục Tam Đảo - Chùa Cổ Địa Ngục hay còn gọi là Địa Ngục Tự, nằm sâu trong rừng quốc gia Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 40 km. nằm trên vùng đất du lịch Tam Đảo nổi tiếng, nơi này thường ít được mọi người biết đến ngoại trừ các bạn hay đi phượt. Tại sao Chùa lại có tên nghe hư cấu và có cảm giác hơi rùng rợn? Chùa có cái tên độc lạ và nghe khá “rợn người” khi nhắc tới. Hãy cùng khám phá và trải nghiệm về ngôi chùa linh thiêng và kì bí này nhé!
Chùa Địa Ngục trong truyền thuyết được coi như là nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam từ thời Hùng Vương. Là nơi Chử Đồng Tử tu luyện sau khi được giác ngộ và được truyền dạy phép thuật, giáo lý Phật giáo từ sư tổ Phật Quang. Cũng có tài liệu ghi chép lại rằng, chùa được xây dựng từ những năm 43 thời Lĩnh Nam với tên gọi chùa Niết Bàn (cũng có nghĩa là địa ngục), là nơi cầu siêu cho các tướng lĩnh Đông Hán và Lĩnh Nam bị chết trong chiến trận.
Cũng có tài liệu ghi chép lại rằng, chùa được xây dựng từ những năm 43 thời Lĩnh Nam với tên gọi chùa Niết Bàn (cũng có nghĩa là địa ngục), là nơi cầu siêu cho các tướng lĩnh Đông Hán và Lĩnh Nam bị chết trong chiến trận.
Chùa Địa Ngục Giáo hội Phật giáo Việt Nam còn lưu truyền nhiều truyền thuyết về nguồn gốc của chùa Địa Ngục Tam Đảo. Những số liệu về thời gian và quá trình xây dựng còn khá mù mờ và gây nhiều tranh cãi, tuy nhiên được biết đây là ngôi chùa có lịch sử rất lâu năm, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của thiền phái Trúc Lâm Tây Thiên tại Việt Nam. Chùa Địa Ngục Tam Đảo là một trong những danh tích quan trọng nằm trong loạt danh tích linh thiêng của vùng đất Tam Đảo.
Ngôi chùa được phát hiện cũng theo một cách bí ẩn. Vào năm 2008, sư thầy Thích Thanh Toàn nằm mơ thấy một đốm sáng trong rừng, trong mơ ẩn hiện một ngôi chùa thấp thoáng trong sương khói với vòng hào quang của nhà Phật. Được biết sư thầy là người am hiểu Phật pháp và luôn mong muốn tìm ra nơi phát tích của đạo Phật tại Việt Nam. Lần theo sự chỉ dẫn kì lạ trong mộng, sau hơn một năm lặn lội trong rừng, sư thầy và đoàn người tìm kiếm bao gồm phật tử và người dân bản địa đã phát hiện ra nền móng của ngôi chùa được bỏ hoang.
Chùa Địa Ngục Tam Đảo dựa trên những tàn tích còn sót lại và dựa trên những gì được lịch sử được ghi chép, chùa Địa Ngục Tam Đảo phục dựng được 4 tòa tháp nhỏ bằng đá thay vì 7 tòa tháp như trong sách sử có ghi lại. Những tòa tháp đá này cao khoảng 6 mét, trên thực tế còn được gọi là những ngôi mộ cổ với tầng trên là tháp đá, tầng dưới là mộ phần.
Dưới nỗ lực bảo tồn của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam và những phật tử hướng phật, ngôi chùa vẫn duy trì hoạt động. Chùa được nhang khói mỗi ngày, phật tử tu hành tại đây đều đặn tụng kinh và tiếng chuông chùa vẫn vang lên sớm tối. Chuông chùa là một chiếc chuông đồng nặng 2,2 tấn, tính tới thời điểm hiện tại là một trong những chiếc chuông lớn nhất Việt Nam.
Hiện bên trong chùa có bàn để tượng thờ Phật, bên ngoài có chiếc chuông đồng lớn có trọng lượng 2,2 tấn, được cho là một trong những chiếc chuông lớn nhất Việt Nam hiện nay. Xung quanh là khung cảnh thơ mộng có suối, nước trong vắt, rừng trúc và những tượng thần, phật được đặt với khoảng cách vừa đủ để cảm nhận một không gian tâm linh, u tịch. Đứng từ đây nhìn lên có thể thấy toàn cảnh ngọn núi Tam Đảo và nhìn xuống thấy cả thành phố Vĩnh Yên.
Chùa Địa Ngục - Chùa Địa Ngục Tam Đảo - Chùa Cổ Địa Ngục Khu lăng mộ chưa rõ do ai xây dựng vẫn còn vẹn nguyên và quanh đó là các ngôi mộ cổ nằm trơ tuế giữa thời gian vẫn là một bí ẩn? Mộ của những người chết chưa rõ tên tuổi? Và khu lăng mộ được xây dựng bề thế kia vẫn là một dấu hỏi? Nhằm làm rõ niên đại cũng như sự tích và những sự thật bí ẩn về ngôi chùa cổ giữa rừng già, đồng thời bảo vệ được di sản văn hóa dân tộc.
Không có vẻ độc đáo về kiến trúc hay vẻ ngoài đồ sộ, bề thế như những ngôi chùa nổi tiếng khác ở Việt Nam, chùa Địa Ngục đơn sơ mộc mạc và giản dị. Ngôi chùa nhỏ nhưng toát lên vẻ linh thiêng thành kính. Chùa đặc biệt bởi vẻ hoang sơ, ít khách đến thắp nén hương cầu bình an lai vãng. Vì ẩn sâu trong rừng đã nhiều năm, cùng với những bí ẩn còn chưa được khám phá hết khiến chùa Địa ngục luôn âm u tĩnh mịch. Là nơi các nhà sư đến ẩn cư, tu hành.
Trong suốt đoạn đường di chuyển từ của rừng đến chùa, càng đi sâu vào rừng ánh nắng càng yếu ớt. Kể cả ngay trong mùa hè, cảnh vật xung quanh ngôi chùa vẫn bị bao phủ bởi sương khói mờ ảo, Bao quanh chùa là rừng trúc xanh mơn mởn và đan cài vào nhau, tạo cảm giác như trong những bộ phim cổ trang kiếm hiệp thời trước.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ