Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Giác Lâm

Chùa Giác Lâm
Sunday,
03/09/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Giác Lâm - Ngôi Chùa Giác Lâm Tự - TP Hồ Chí Minh

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Giác Lâm - Ngôi Chùa Giác Lâm Tự - TP Hồ Chí Minh còn có các tên khác: Cẩm Sơn, Sơn Can hay Cẩm Đệm; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Sài Gòn. Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở Nam Bộ. Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia của Việt Nam theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988.

Chùa Giác Lâm được cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn. Ngoài ra, chùa còn có tên là Cẩm Đệm vì cư sĩ Thụy Long có tên riêng là Cẩm, chuyên nghề đan đệm bán, người địa phương gọi là ông Cẩm Đệm.

Chùa Giác Lâm

Hình ảnh trước cổng vào chùa giác lâm tự

Chùa Giác Lâm Từ năm 1774, khi trụ trì chùa Cẩm Đệm thì Thiền sư Viên Quang đã cho đổi tên thành chùa Giác Lâm. Kể từ đó chùa phát triển rất tốt về mọi mặt, trở thành trung tâm đào tạo về kinh điển, giới luật; số lượng tu sĩ tập trung về rất đông, năm thứ 18 (1819) chùa tổ chức Đại giới đàn đã được mở rộng cho đông đảo thiện nam tín nữ đến quy y… Vào năm 1798, sau nửa thế kỷ xây dựng, chùa được trùng tu lần thứ nhất, diện tích chùa được mở rộng và hoạt động rất mạnh, có hiệu quả.

Ngày 3 tháng Chạp năm Đinh Hợi (1827), Thiền sư Viên Quang tịch, Thiền sư Hải Tịnh kế vị. Đến năm1844, Thiền sư Hải Tịnh đã mở ra trường hương đầu tiên tại chùa Giác Lâm, đến năm 1849, lại mở trường kỳ cũng tại đó. Thời gian từ năm 1939-1945, chùa được tiến hành trùng tu lần thứ ba. Đặc biệt vào giai đoạn này, nơi đây là nơi trú ẩn cho các thầy hoạt động cách mạng. Năm 1946, sau khi Hòa thượng Hồng Hưng viên tịch, Thiền sư Nhựt Dần giữ chức vụ trụ trì. Một số Tăng sĩ thuộc chùa đã lên đường kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đến giai đoạn trụ trì của Thiền sư Hoằng Ân Minh Khiêm (1873-1903), bên cạnh việc đào tạo giới luật và tổ chức học tập kinh điển cho Tăng sĩ, chùa Giác Lâm còn là nơi in ấn, sao chép kinh sách, cho khắc bản gỗ kinh, luật và diễn Nôm một số kinh sách Phật giáo… Ngoài ra, chùa còn tàng bản kinh Phật giáo. Đến năm 1909, Thiền sư Hồng Hưng Thạnh Đạo, thuộc đời thứ 40, đứng ra trùng tu lần thứ hai; lúc này ngôi chùa có thay đổi một số nét về kiên trúc như: xây vòng rào, lót gạch ở chánh điện, làm lại vách nhà Tổ, trang trí nền vành chùa bằng sứ… tất cả đều theo sự sáng tạo của ngài Hồng Hưng Thạnh Đạo, có nhiều ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong lĩnh vực kiến trúc và nghệ thuật.

Chùa Giác Lâm

Hình ảnh bên trong chùa giác lâm thờ rất nhiều tượng phật

Ngôi Chùa Giác Lâm Tự Chính điện của chùa Giác Lâm được xây theo kiểu nhà dân gian truyền thống một gian hai chái, với bốn cột chính hay còn gọi là tứ trụ, nhà giảng với kiến trúc ba gian hai chái Tháp thờ xá-lợi Phật (tháp Ngũ gia tông phái), nơi thờ xá-lợi Phật và bài vị chư Tổ Phật giáo. Đồ án xây cất tháp do kiến trúc sư Vĩnh Hoằng thiết lập. Tháp lục giác gồm 7 tầng, cao 32,7m, mỗi tầng đều có mái ngói, cửa vào. Đỉnh tháp hình chóp dù, giữa đỉnh là tòa sen nở, trên đóa sen có bình tịnh thủy.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, Mạn-đồ-la là một khu vực hình tròn hoặc hình vuông phân định theo pháp, dùng để thực hiện các pháp tu của Mật giáo nhằm tránh khỏi sự xâm nhập và nhiễu loạn của ác ma; hoặc là một đàn tràng bằng đất cát, trên đó vẽ các tôn tượng Phật và Bồ-tát, tu pháp xong thì xóa bỏ các hình tượng. Lại có thể là một tờ giấy hay tấm vải, trên đó có vẽ hình tượng các tôn vị. Theo Đại Nhật kinh sớ, Mạn-đồ-la theo nghĩa Luân viên cụ túc là các tôn vị vây quanh Đức Đại Nhật Như Lai để cùng giúp sức với Đại Nhật Như Lai đưa chúng sanh vào giác ngộ, giải thoát.

Chánh điện: Hai bên tả hữu là hồi lang bao bọc kiến trúc gian này gần như vuông, chia làm năm gian, kết cấu sườn mái kiểu tứ tượng,và tỏa ra thành tám phần mái dạng bát quái. Tác giả Trần Hồng Liên mô tả: Tác phẩm Chùa Giác Lâm của tác giả Trần Hồng Liên do Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản mô tả“Trong chùa có 113 pho tượng cổ, chủ yếu là tượng gỗ, chỉ có 7 tượng đồng. Có nhiều tượng có giá trị như: Tượng Phật A-di-đà, Phật Thích-ca, Di-lặc Bồ-tát; Thế Chí Bồ-tát, Quan Thế Âm Bồ-tát, Địa Tạng Vương Bồ-tát, bộ tượng Cửu Long (đúc bằng đồng), bộ tượng mười tám vị La-hán, tượng Thập điện Diêm vương, tượng Tổ sư Đạt-ma, tượng Long Vương, v.v… Hỗn dung trong tín ngưỡng, ngoài thờ Phật ra còn thờ các tín ngưỡng dân gian khác như thờ Mẫu, Thập điện Diêm vương…

Chùa Giác Lâm

Hình ảnh du khách đến chùa giác lâm để thắp nhang và cũng lễ

Chùa Giác Lâm - Ngôi Chùa Giác Lâm Tự - TP Hồ Chí Minh Ba khu tháp mộ cổ: Các khu tháp mộ được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX thờ các thiền sư, hòa thượng và tu sĩ có nguyện vọng được chôn cất tại chùa. Các hiện vật quý: Hiện tại, chùa Giác Lâm lưu giữ 119 pho tượng. Nổi tiếng nhất là tượng Thích Ca bằng gỗ, tượng Thích Ca sơ sinh bằng đồng, hai tượng Thập Bát La Hán, tượng Ngũ Hiền,…

Trong đó, bộ tượng Thập Bát La Hán là minh chứng rõ nét nhất về quá trình phát triển Phật giáo tại Nam Bộ, mang đặc điểm Phật giáo riêng biệt của người Việt. Ngoài ra, chùa còn lưu giữ nhiều công trình chạm khắc gỗ quý như: bao lam chạm lộng, hoành phi, câu đối thếp vàng, bàn thờ và nhiều pháp khí, đồ thờ cổ. Vào những ngày lễ đặc biệt như Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy, lễ Vu Lan,… chùa đón rất đông tăng ni Phật tử, du khách thập phương tới hành hương, dâng hương nhang vầu bình an rất đông.

Ngoài ra, chùa còn có rất nhiều hoạt động tín ngưỡng đặc biệt. Người dân thường xem ngày cưới chùa Giác Lâm, lễ phật, xin chữ ở chùa Giác Lâm cầu may,…Chùa là nơi linh thiêng nên khi đến đây bạn không nên ăn mặc những trang phục quá màu mè và gây phản cảm làm mất đi tính trang nghiêm vốn có của chùa.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: