Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Láng Hà Nội

Chùa Láng Hà Nội
Wednesday,
15/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Láng Hà Nội - Ngôi Chùa Láng - Có Tên Chiêu Thiền Tự

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Láng Hà Nội - Ngôi Chùa Láng - Có Tên Chiêu Thiền Tự là một ngôi chùa ở làng Láng, Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. Tên chùa có ý nghĩa rằng: "Vì có điều tốt rõ rệt nên gọi là Chiêu. Chùa Láng được xây dựng trên nền nhà cũ của cha mẹ Thiền sư Đạo Hành, khi xưa thuộc xã Yên Lãng, tổng Hạ, huyện Vĩnh Thuận, sau này chính là làng Láng – ngôi làng cổ nằm bên sông Tô Lịch.

Trải qua gần một thế kỷ với bao thăng trầm, chùa Láng vẫn tồn tại và nổi danh là chốn tâm linh Phật pháp thâm nghiêm, một tinh hoa kiến trúc tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến.

Lịch sử Chùa tương truyền được xây dựng từ thời vua Lý Anh Tông (trị vì từ 1138 đến 1175). Chùa thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Theo truyền thuyết, nhà sư này đã đầu thai làm con trai một nhà quý tộc Sùng Hiền hầu, em vua Lý Nhân Tông. Vì vua Lý Nhân Tông (trị vì từ 1072 đến 1127) không có con, nên con trai của ông Sùng Hiền hầu được nối ngôi, tức vua Lý Thần Tông (trị vì từ 1128 đến 1138).

Chùa Láng Hà Nội

Hình ảnh trước khuôn viên bên ngoài Chùa Láng Hà Nội

Chùa Láng Hà Nội do sự tích ấy mà con của Lý Thần Tông là Lý Anh Tông đã cho xây cất chùa Chiêu Thiền để thờ vua cha và tiền thân của Người là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, những lần quan trọng nhất là vào các năm 1656, 1901 và 1989.

Kiến trúc chùa ngoài cùng bao gồm bốn cột vuông với ba mái cong không chùm lên cột mà gắn vào sườn cột, mái giữa cao hơn hai mái bên, hơi giống kiến trúc cổng ở cung vua phủ chúa ngày xưa, trên cổng có tấm hoành phi lớn đề chữ " Thiền Thiên Khải Thánh ". Qua cổng là một sân lát gạch Bát Tràng, giữa sân là chiếc sập đá, nơi đặt kiệu trong các ngày lễ hội. Cuối sân có cửa tam quan. Từ đây có con đường lát gạch, hai bên là hàng muỗm cổ thọ cả gần ngàn tuổi dẫn đến cổng thứ ba.

Qua cổng này ở giữa có ngôi nhà bát giác nơi đặt tượng của Từ Đạo Hạnh. Qua nhà bát giác này mới đến các công trình chính trong chùa: bái đường, nhà thiêu hương, thượng điện, các dãy hành lang, nhà tổ và tăng phòng... Động thập điện Diêm Vương ở hai đầu đốc tòa tiền đường khá đẹp, miêu tả những hình phạt ở các tầng địa ngục.

Chùa Láng Hà Nội

Hình ảnh trước cổng tam quan ở Chùa Láng Hà Nội

Ngôi Chùa Láng đây là một trong những ngôi chùa có số lượng tượng thờ nhiều nhất Hà Nội và cả Việt Nam, gồm 198 pho tượng. Cơ Bản gồm có: Khuyến thiện, Trừng Ác, Tứ Đại thiên Vương, Chuẩn đề, Phạm thiên, Đế Thích, Cửu Long Phún Thủy, Thập bát La hán, Lịch Đại Tổ Sư, Tam Tòa Thánh Mẫu, Tứ Vị Vua Bà,...Ngoài các tượng Phật ở thượng điện, trong hậu cung còn có tượng nhà sư Từ Đạo Hạnh và tượng vua Lý Thần Tông. Tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan phủ sơn còn tượng Lý Thần Tông làm bằng gỗ mít.

Vì được trùng tu nhiều lần, trong chùa không còn dấu tích của các kiến trúc di vật cổ. Tấm bia cổ nhất còn lại ở đây được dựng năm Thịnh Đức thứ 4 (1656) nhà Hậu Lê. Văn bia do tiến sĩ Nguyễn Văn Trạc viết.Vẻ bề thế của quần thể kiến trúc hài hòa, cân xứng với không gian thoáng đãng khiến cho chùa Láng đã từng được coi là "đệ nhất tùng lâm" ở phía Tây kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Láng Hà Nội

Hình ảnh lễ hội ở chùa láng Hà Nội

Chùa Láng Hà Nội - Ngôi Chùa Láng - Có Tên Chiêu Thiền Tự từ trước đến nay, vào ngày mùng 7 tháng 3 Âm lịch hằng năm, người dân địa phương có tập quán tổ chức lễ hội Chùa Láng. Đây là ngày Tăng Khánh – tức là Thiền Sư họ Từ hóa ở Chùa Thầy và cũng là ngày mà vua Lý Thần Tông được sinh ra. Trước đây, lễ hội Chùa Láng được tổ chức trong 10 ngày, kể từ ngày 5 tháng 3 Âm lịch. Ngày chính hội sẽ diễn ra vào mùng 7 với nhiều hoạt động như lễ Rước, diễn thuật… 

Trong kho tàng hội làng Việt Nam thì lễ hội Chùa Láng đóng góp một vai trò hết sức quan trọng. Người dân làng Láng đã xây dựng, sáng tạo nên một biểu tượng vừa thực, vừa ảo, vừa đời thường nhưng cũng rất đỗi thiêng liêng. 

Lễ hội Chùa Láng không chỉ quy tụ người dân địa phương mà còn thu hút rất đông du khách. Các hoạt động trong khuôn khổ lễ hội dâng hương có sức ảnh hưởng sâu sắc, thể hiện được nét đẹp văn hóa truyền thống đến mỗi người dân và du khách. Từ năm 2022, lễ hội truyền thống Chùa Láng chính thức được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia”.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: