Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Liên Phái

Chùa Liên Phái
Thursday,
05/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Liên Phái - Ngôi Chùa Liên Phái - Ngõ Chùa Liên Phái

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Liên Phái - Ngôi Chùa Liên Phái - Ngõ Chùa Liên Phái là một ngôi chùa ở thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Chùa nằm trong ngõ Liên Phái, phố Bạch Mai, thuộc phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng. Liên Phái là tên của chùa từ năm 1840, trước đó chùa có tên là Liên Hoa rồi Liên Tông.

Lịch sử theo kể lại, chùa Liên Hoa được dựng lên sau khi ông hoàng Trịnh Thập (có tài liệu ghi là Trịnh Hợp) (sinh năm 1696, mất năm 1733) con Tấn Quang Vương Trịnh Bính, là cháu nội Chúa Trịnh Căn và là Phò mã vua Lê Hy Tông (Trịnh Thập lấy người công chúa thứ 4) phát hiện một ngó sen sau khi đào đất ở gò cao sau phủ (phường Hồng Mai, sau đổi tên thành Bạch Mai)) để xây bể cạn.

Trịnh Thập cho rằng đây là dấu hiệu của Phật và tin rằng mình có duyên với đạo. Vì vậy, Trịnh Thập quyết định chuyển phủ của mình thành chùa Liên Hoa, đồng thời theo đạo Phật, trở thành Lân Giác Thượng Sĩ trụ trì trong chính ngôi chùa này. Theo tấm bia đá khắc năm Tự Đức thứ 10 (1857) hiện còn ở chùa, chùa được xây dựng vào năm Bảo Thái thứ 7 (tức 1726). Năm 1733, Trịnh Thập (lúc đó mới 37 tuổi) mất và được chôn cất trong Tháp Cứu Sinh xây ở chính nơi tìm thấy ngó sen. Sau đó, chùa được đổi tên thành chùa Liên Tông. Đến năm 1840, chùa được đổi tên thành Liên Phái như hiện nay vì kiêng huý vua Thiệu Trị.

Chùa Liên Phái

Hình ảnh khuôn viên trước ngôi chùa liên phái

Chùa Liên Phái đã được nhiều lần tu sửa, trong đó được sửa chữa lớn vào các năm Ất Mão (1855) và Kỷ Tỵ (1869). Trước cổng chùa là ngôi tháp Diệu Quang cao 10 tầng có hình lục lǎng, đây là ngôi tháp xây theo kiểu 1 tòa Cửu Phẩm Liên Hoa và là tòa Tháp Cổ nhất, lai lịch rõ nhất trong nội Đô Hà Nội. Có hai hồ rộng ở hai bên cổng chùa. Trong chùa, có một sân rộng, nhà bái đường và khu tam bảo là nơi thờ Phật. Nhà tổ cách khu tam bảo một sân nhỏ. Ngoài ra, chùa còn có nhà bia với 34 tấm bia ghi sự tích và lịch sử của chùa cũng như tên những người đóng góp công đức.

Phía sau chùa là khu vườn tháp với 9 ngôi tháp xây thành 3 hàng trên một gò đất cao lần lượt có 2, 5 và 2 ngôi tháp. Ở hàng giữa có tháp Cửu Sinh xây bằng đá - đây là ngôi tháp cổ nhất trong nội thành Hà Nội. Khoảng năm 1890, người ta còn xây dựng một ngọn tháp cao 9 tầng có kiến trúc rất đẹp trong chùa.

Trong chùa Liên Phái, ngoài tượng Phật còn có tượng Thượng Sĩ Lân Giác, một quả chuông có chữ "Liên Tông tục diện" (nghĩa là Liên Tông kế tục sáng ngời) nét chữ thời Lê Trung Hưng. Theo như tấm bia dựng năm Tự Đức thứ 7 thì các đời sau của phái Liên Tông có: Sư Tổ thứ 2 là sư tổ Khai Sơn, sư Tổ thứ 3 là sư tổ Bảo Sơn, sư Tổ thứ 4 là sư Tổ Từ Phong...

Quy mô hiện nay của chùa hầu như không thay đổi gì mấy so với lần sửa chữa giữa thế kỷ 19. Chùa Liên Phái với tháp Cửu Sinh đã làm cho chùa có giá trị rất lớn. Chùa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1962.

Chùa Liên Phái

Hình ảnh đường vào ngõ chùa liên phái

Ngôi Chùa Liên Phái Kiến trúc xưa cổng tam quan của chùa là một ngôi nhà kẻ chuyền ba gian, đợt trùng tu gần đây đổi thành cổng tam quan như hiện tại. Cổng được dựng theo kiến trúc giả cổ, bộ vì được thiết kế theo kiểu “giả thủ” như những ngón tay dài dần ra, đỡ lấy kèo phía trên, mái lợp ngói. Tam quan ghi 4 đại tự “Liên Tông cổ tự”, hai lối nhỏ 2 bên là “từ bi”, “hỷ xả” bằng quốc ngữ. Theo tư tưởng của Phật giáo. Mỗi lối đi đại diện cho một cách nhìn của nhà Phật; gồm “Không quan”, “Hữu quan” và “Trung quan”. Không quan biểu trưng cho cái không / vô thường. Hữu quan biểu trưng cho sắc / giả.

Trung quan biểu trưng cho sự dung hòa giữa không và sắc. Bên cạnh đó, theo triết lý nhà Phật, tam quan môn còn liên quan đến ý niệm “tam giải thoát môn”. Mỗi cửa sẽ đại diện cho sự vô tác, vô không và vô tướng. Nếu thấu hiểu được hết ý nghĩa của ba cửa này thì người tu hành mới có thể thoát “xuất trần, thoát tục”. Từ bỏ tất bỏ tất cả những sân si, hỷ, nộ, ái, ố để bước vào cõi tịnh không.

Tháp Diệu Quang được dựng năm 1890, đặt xá lợi của tổ Diệu Quang, và 10 nhà sư từng tu hành tại chùa. Tháp 10 tầng, cao khoảng 20m, được làm phỏng theo toà cửu phẩm nên còn gọi là tháp Cửu Phẩm Liên Hoa. Chân mỗi tâng được phù điêu hoa văn, mái vẩy rồng vút cong những đầu đao nhỏ. Tháp hình lục giác theo kiểu tháp cửu phẩm liên hoa hiện còn ở một số ngôi chùa lớn như chùa Bút Tháp ở Thuận Thành (Bắc Ninh), chùa Đồng Ngọ ở Tứ Kỳ (Hải Dương).

Chùa Liên Phái

Hình ảnh tòa tháp cao 10 tâng ở ngôi chùa liên phái

Chùa Liên Phái - Ngôi Chùa Liên Phái - Ngõ Chùa Liên Phái Tầng 1 cao hơn tầng đế, bắt đầu từ tầng này có 6 cửa tò vò đi sâu vào lòng tháp. Từ tầng 2 đến tầng 6 kiến trúc giống nhau theo hướng đi lên, vẫn kiểu cửa cuốn tò vò. Tầng 7 có cửa hình vuông. Tầng 8 lại có kiểu cửa tò vò. Tầng 9 có cửa hình vuông. Tháp có tên là Diệu Quang, ý chỉ đón nhận ánh sáng huyền diệu của đức Giáo chủ để soi sáng cho chúng sinh ở cõi Sa bà cực khổ này. Do thời gian lâu ngày nên tháp đã bị nghiêng, gần đây sư thầy trụ trì được sự hỗ trợ của các Phật tử ở Hà Nội đã tiến hành tu bổ lại. Tháp Diệu Quang đã trở lại quy mô vốn có, sừng sững trước cửa chùa Liên Phái, có thể xem là bảo vật tiêu biểu cho Phật giáo ở đất Hà Thành hiện nay.

Ngoài giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử chùa Liên phái còn là nơi lưu giữ được nhiều di vật văn hóa phong phú và đa dạng, như: 22 tấm bia đá ghi việc hậu Phật, một pho tượng Phật bằng đá, 22 câu đối gỗ, 10 chiếc hương án sơn son thếp vàng lộng lẫy, 16 bức hoành phi, 4 bức tranh gỗ, 2 cuốn thư chạm lá,  tứ linh, cửa vòng,…và đặc biệt là pho tượng Nguyễn Đăng Giai - người xây dựng ngôi chùa Liên Trì - cạnh hồ Hoàn Kiếm (hiện nay dấu tích còn lại của ngôi chùa này là Tháp Hòa Phong), khi chùa Liên Trì bị phá hủy, tượng của Nguyễn Đăng Giai được đưa về đặt tại chùa Liên Phái để thờ.

Chùa Liên Phái và tháp Cửu Sinh đã trên 250 tuổi. Đây là ngôi tháp cổ nhất trong khu vực nội thành Hà Nội. Quy mô hiện nay của chùa không khác mấy so với lần sửa chữa giữa thế kỷ thứ 19. Du khách đến dâng hương rất đông vào những ngày đầu xuân năm mới để cầu bình an.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: