Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột
Thursday,
17/08/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Một Cột - Ngôi Chùa Một Cột Là Biểu Tượng Của Hà Nội

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Một Cột - Ngôi Chùa Một Cột Là Biểu Tượng Của Hà Nội có tên ban đầu là Liên Hoa Đài (蓮花臺) tức là Đài Hoa Sen với lối kiến trúc độc đáo: một điện thờ đặt trên một cột trụ duy nhất. Liên Hoa Đài là công trình nổi tiếng nhất nằm trong quần thể kiến trúc Chùa Diên Hựu (延祐寺), có nghĩa là ngôi chùa "Phúc lành dài lâu".

Công trình Chùa Diên Hựu nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông nay đã không còn. Công trình Liên Hoa Đài hiện tại nằm ở Hà Nội là một phiên bản được chỉnh sửa nhiều lần qua các thời kỳ, bị Pháp phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 và được dựng lại năm 1955 bởi kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng theo kiến trúc để lại từ thời Nguyễn. Đây là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo ở Việt Nam.

Chùa Một Cột

Hình ảnh chùa một cột chup lúc dạng tối nhìn rất đẹp

Chùa Một Cột hay Chùa Mật, còn có tên khác là Diên Hựu Tự, là một ngồi chùa nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội với lối kiến trúc độc đáo có tòa sen ở giữa. Được xây dựng từ đời lý Thái Tông. Từ khi xây dựng cho đến nay, ngôi chùa đã được gìn giữ và trải qua nhiều đợt trùng tu lớn nhất là đợt trùng tu năm 1954 khi bị Pháp cho nổ.

Đây là một công trình kiến trúc sáng tạo kết hợp không gian kiến trúc có nhịp điệu cao thấp, gồm các điêu khắc, hội họa, chạm vẽ hành lang, mặt nước là biểu tượng văn hóa, nghệ thuật cao, tính dân tộc đậm nét. Không những được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam, chùa Một Cột còn là một điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của thủ đô Hà Nội. Vào năm 2012, Chùa Một Cột được Tổ Chức Kỷ lục Châu Á xác lập kỷ lục là Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất.

Văn bia tháp Sùng thiện diên linh (chùa Đọi, Hà Nam), năm 1121 viết: Do lòng sùng kính đức Phật và dốc lòng mộ đạo nhân quả (đạo Phật) nên hướng về vườn Tây Cấm nổi danh (ngôi vườn ở phía tây cấm thành Thăng Long đời Lý) mà xây ngôi chùa sáng Diên Hựu theo dấu vết chế độ cũ, cùng với ý mưu mới của nhà vua (ý nói: theo dấu vết lề lối xây dựng chùa đời Lý Thánh Tông, có thêm ý mới của Lý Nhân Tông mà chữa lại chùa đẹp hơn trước).

Hằng năm cứ đến ngày 8 tháng 4 âm lịch, vua lại tới chùa làm lễ tắm Phật. Các nhà sư và nhân dân khắp Kinh thành Thăng Long cùng dự lễ. Sau lễ tắm Phật là lễ phóng sinh, vua đứng trên một đài cao trước chùa thả một con chim bay đi, rồi nhân dân cùng tung chim bay theo trong tiếng reo vui của một ngày hội lớn.

Chùa Một Cột

Hình ảnh chùa một cột chụp ban ngày

Ngôi Chùa Một Cột Là Biểu Tượng Của Hà Nội nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, còn có tên là "Nhất Trụ tự". Chùa được thiết kế độc đáo trên một trụ đá trong hồ nước, được coi như một biểu tượng của thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến. Văn bia trong chùa dựng năm Cảnh Trị 3 (1665), đời vua Lê Huyền Tông có nội dung: Nước Việt xưa có cái hồ hình vuông... Năm đầu tiên hiệu Hàm Thông đời Đường (trong thời gian này Việt Nam bị nhà Đường đô hộ) dựng một cột đá ở giữa hồ. Trên xây một tòa lầu ngọc trong đó đặt tượng Phật Quan Âm để thờ cúng...

Đến khi triều Lý xây dựng kinh đô ở đây, cũng noi theo dấu cũ, ngày càng sùng kính linh thiêng. Khi Lý Thái Tông chưa có hoàng tử thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Bà Quan Âm mời lên trên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng vua. Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn sửa thêm một ngôi chùa Diên Hựu (phúc lành dài lâu) ở bên phải chùa Một Cột để mở rộng việc thờ cúng làm sáng rõ sự tôn sùng....

Các sách chính sử ghi: "Mùa đông tháng 10 năm Đại Bảo (1049) dựng chùa Diên Hựu... Trước đây chiêm bao thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy vua đem việc nói với quần thần, có người cho là điềm lành. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa ao, làm tòa sen của Phật Quan Âm trên cột như thấy trong mộng, cho các nhà sư đi lượng vòng quanh tụng kinh cho nhà vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu".

Chùa Một Cột

Hình ảnh bên trong chùa một cột

Chùa Một Cột - Ngôi Chùa Một Cột Là Biểu Tượng Của Hà Nội Trải qua năm tháng, chùa Một Cột đã được trùng tu sửa chữa nhiều lần. Đời Lý Nhân Tông (1072 - 1128), năm Anh Vũ Chiêu Thắng 5 (1080), vua cho đúc chuông treo ở chùa gọi là " Giác thế chung" (chuông thức tỉnh mọi người) và một tòa phương đình bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng vì chuông quá nặng nên phải để dưới đất, do vậy đánh không kêu. Chỗ ruộng để chuông thấp, có nhiều rùa đến ở gọi là Quy Điền. Khi quân Minh bị nghĩa quân Lam Sơn bao vây ở Đông Quân, Vương Thông đã cho phá hủy quả chuông nay để đúc vũ khí (1426).

Năm 1954, trước khi rút quân, Pháp cho tay chân đặt thuốc nổ phá chùa Một Cột. Sau ngày tiếp quản thủ đô (10/10/1954) Bộ văn hóa đã có một đợt trùng tu lớn là chùa Một Cột và chùa Diên Hựu như hiện nay. Chùa Một Cột có ý nghĩa văn hóa, tôn giáo to lớn nhưng lại phải thu nhỏ về mặt quy mô để đảm bảo kiến trúc có hình tượng một bông sen như vua mộng thấy Phật Quan Âm dắt lên tòa sen.

Chùa Một Cột đã được chọn làm một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội, ngoài ra biểu tượng chùa Một Cột còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng của Việt Nam. Tại thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một phiên bản chùa Một Cột. Ngoài ra, tại thủ đô Moskva của Nga cũng có một phiên bản chùa Một Cột được xây lắp tại Tổ hợp Trung tâm Văn hóa - Thương mại. Chùa còn là biểu tượng cao quý thoát tục của con người Việt Nam.

Tới nay, chùa Diên Hựu cùng chùa Một Cột được khách thập phương trong và ngoài nước tới dâng hương cầu nguyện, tham quan. Đây là một ngôi chùa có lối kiến trúc cổ độc đáo, là thắng cảnh của Hà Nội cũng như cả nước.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: