Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Nam Dư Thượng

Chùa Nam Dư Thượng
Tuesday,
17/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Nam Dư Thượng - Ngôi Chùa Nam Dư Thượng - Lĩnh Nam

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Nam Dư Thượng - Ngôi Chùa Nam Dư Thượng - Lĩnh Nam  tọa lạc tại thôn Nam Dư Thượng, nay thuộc phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Chùa thờ Phật và 2 vị nữ thần có công lớn với địa phương là: Hoàng thái hậu Trương Thị Niếu, Hoàng thái hậu là người trung thành với nhà Lê, bị quân Mạc đuổi theo lật thuyền giết chết. Và vương phi chánh cung Nguyễn Thị Ngọc Tú.

Lịch sử chùa theo ghi chép vợ nguyên soái thống quốc chính Thanh Đô Vương Trịnh Tráng. Chánh cung Nguyễn Thị Ngọc Tú có công bỏ tiền của ra thuê nhân công quai đê lấn bãi sông Hồng có trên 200 mẫu ruộng cho dân cày cấy. Bà cũng là người bỏ tiền của xây dựng ngôi chùa này vào năm Vĩnh Tộ 4 (1622). Căn cứ vào tấm bia đá dựng năm Vĩnh Tộ 10 (1628) thì chùa được xây dựng từ đầu thế kỷ XVII. Chùa có tam quan, chùa chính, nhà Mẫu, ống muống, hậu cung, nhà Tổ, tăng phòng và nhà bếp.

Chùa Nam Dư Thượng

Hình ảnh khuôn viên bên ngoài tại chùa nam dư thượng ở Lĩnh Nam Hoàng Mai Hà Nội

Chùa Nam Dư Thượng hiện nay quay về hướng tây nam. Tam quan khá lớn xây 2 tầng mái cong, vòm cuốn. Sân chùa có 1 miếu nhỏ, phía sau miếu là 1 văn chỉ nhỏ. Từ sân vào chùa chính phải đi qua 1 hiên rộng 1,20m. Chùa quay hướng tây nam, kết cấu chữ Công. Tiền đường 5 gian, gian giữa nối liền với hậu cung bằng nhà cầu 3 gian nhỏ. Toà nhà Mẫu nằm bên trái chùa chính, gồm 3 gian ngoài và 2 gian ống muống đặt khám thờ và một số tượng Mẫu. Nhà Tổ, nhà tăng, nhà bếp gồm 6 gian, 3 gian sát nhà Mẫu là nơi thờ Tổ.

Tượng tròn trong chùa Nam Dư Thượng có trên 30 pho bố trí làm 5 hàng trên tam bảo cũng tương tự như các ngôi chùa Việt. Ngoài tiền đường là tượng đức Thánh Tăng, Đức Ông, 2 vị Hộ pháp và các vị Minh Vương. Hậu cung có nhiều long ngai, bài vị thờ các vị thần cùng tượng bà Nguyễn Thị Ngọc Tú được nhân dân tôn làm Vua Bà. Chùa còn tới 16 hoành phi, 10 đôi câu đối, hai bản sắc phong và 3 vị hợp phong, 1 chuỳ đồng, 1 khánh đá, 1 kiệu, 4 long ngai, bài vị, 1 kiệu võng, 1 bia đá niên hiệu Vĩnh Tộ 10 (1628), 1 chuông đồng...

Chùa Nam Dư Thượng

Hình ảnh ngày lễ vũ lan tại chùa nam dư thượng ở Lĩnh Nam Hoàng Mai Hà Nội

Ngôi Chùa Nam Dư Thượng Kiến trúc khuôn viên chùa rất rộng. Tam quan cũ có dáng vẻ kiến trúc thời Nguyễn với ngũ môn khá lớn, cổng giữa gồm 3 tầng mái cong, vòm cuốn, mặt nhìn về hướng tây. Sau tam quan là sân trước dẫn tới tòa tiền đường xây kiểu truyền thống với hàng hiên rộng 5 gian. Du khách bước vào sẽ thấy gian giữa kết nối với hậu cung bằng ống muống sâu 3 gian thành hình chuôi vồ.

Phía bên trái sân trước có ngôi miếu nhỏ, sau miếu là văn chỉ của thôn Nam Dư Thượng. Toà nhà thờ Mẫu nằm sát chùa chính, gồm 3 gian ngoài và 2 gian ống muống, nơi đặt khám thờ và một số tượng Mẫu. Cạnh nhà Mẫu là nhà Tổ gồm 3 gian thờ, liền với 3 gian phòng ở và phòng khách… Bên hữu vườn sau có một tháp mộ cổ. Bên tả là ao sen với một thủy đình mới xây.

Trải qua mấy thế kỷ với bao biến cố, trong đình Nam Dư Thượng hiện vẫn lưu giữ được nhiều cổ vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử như: 1 bộ bát bửu, 1 hương án, 1 long đình, 2 bức hoành phi, 1 đỉnh đồng, 1 đôi hạc, 2 bát nhang sứ, 4 long ngai, bài vị... Đặc biệt còn có 2 cỗ kiệu lớn mang phong cách chạm khắc gỗ của cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn. Về tư liệu chữ Hán, ngoài các câu đối lại có 1 cuốn thần phả và 16 đạo sắc phong, đạo sớm nhất mang niên đại Cảnh Hưng thứ 44 (năm 1783), muộn nhất là Khải Định thứ 9 (năm 1924).

Lễ hội Tại đình Nam Dư Thượng, theo truyền thống nông nghiệp lâu đời, nhân dân vẫn tổ chức và tham gia hội làng hàng năm từ ngày 14 đến 15 tháng Hai âm lịch. Trong dịp này, đặc sắc nhất là lễ cấp thuỷ, rước nước lấy từ sông Hồng về để cầu cho mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu.

Để chuẩn bị cho lễ hội rước nước, cách ngày diễn ra lễ hội khoảng hai, ba ngày, ban tổ chức lễ hội cùng toàn thể nhân dân Nam Dư Thượng đã chuẩn bị mọi thứ đầy đủ cho lễ rước nước với một tấm lòng thành kính đặc biệt.

Chùa Nam Dư Thượng

Hình ảnh ngày lễ vũ lan tại chùa nam dư thượng ở Lĩnh Nam Hoàng Mai Hà Nội

Chùa Nam Dư Thượng - Ngôi Chùa Nam Dư Thượng - Lĩnh Nam Làng Nam Dư Thượng ở trong đê nên mỗi khi rước kiệu ra sông lấy nước đều phải đi qua đình làng Thúy Lĩnh, khi đoàn rước qua cửa đình thì dừng lại, quay long đình vào đình Thúy Lĩnh lễ vọng. Cùng lúc đó, dân làng Thúy Lĩnh ăn mặc chỉnh tề làm lễ phụng nghênh. Khi đoàn rước nước ra đến bến sông Hồng, dưới bến đã có nhiều chiếc thuyền đợi sẵn để chở kiệu nước và các lễ vật đi xuống sông thực hiện nghi thức cấp thuỷ.

Đoàn rước lên thuyền tiến ra sông lên đến đình làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) thì chào và lễ vọng. Sau đó, đoàn thuyền quay ra giữa dòng sông. Một cụ già cao niên đã được lựa chọn cân nhắc theo tiêu chuẩn về tuổi tác, đạo đức gia đình cũng như sức khoẻ được đại diện dùng gáo đồng múc từng gáo nước đổ vào choé. Chóe được đặt giữa thuyền trên miệng có phủ một vuông vải điều.

Vào buổi chiều cùng ngày, lễ nhập thuỷ được tiến hành trang trọng. Lễ tế dâng hương nhang được các cụ cao niên trong làng tổ chức với tấm lòng thành kính dâng lên các vị thành hoàng cầu mong cho dân làng một năm no ấm, an bình.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: