-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng
Friday,
17/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng - Ngôi Chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn
Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng - Ngôi Chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn ở Đà Nẵng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng. Với phong cảnh hữu tình, nơi đây đem lại cho du khách cảm giác thật bình an, thanh tịnh.
Được thành lập vào năm 1957, chùa Quan Âm nằm ngay dưới chân núi Kim Sơn - một trong năm ngọn Ngũ Hành Sơn nổi tiếng. Chùa tọa lạc uy nghiêm ở số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Đà Nẵng là một thành phố có nhiều khu du lịch và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó, phải để đến Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng, đây là một điểm đến cực hút khách bởi sở hữu khung cảnh hữu tình.
Lịch sử xây dựng ngôi chùa Quán Thế Âm Đà Nẵng được dựa trên một giấc mơ của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ ấy, ngài đã nhìn thấy sự xuất hiện của Quán Thế Âm ứng hiện ở nơi động linh thiêng cũng là pháp đàn của Ngài. Chính nhờ giấc mơ này, cố Hòa thượng đã tìm thấy một ngôi động thạch thiên nhiên rất đẹp, ở nơi đó cơ tôn thờ tượng của ngài Quan Âm.
Hình ảnh tượng phật quan âm đà nẵng
Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng Từ sau sự việc giấc mơ này, ngôi chùa Quan Âm được hình thành và xây dựng. Chùa được thiết kế với không gian kiến trúc vô cùng độc đáo, rộng rãi, khuôn viên đặc sắc như: tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, hội trường, tăng xá,…Bên cạnh đó, nơi đây thu hút du khách đến tham quan cũng là nhờ những cảnh đẹp xung quanh chùa, nơi đây mang đến một không gian bình yên, thanh tịnh và cảm giác bình an cho mọi du khách.
Động Quan Âm được biết đến là một cảnh đẹp kỳ lạ mà thiên nhiên đã dành tặng cho thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp. Động Quan Âm mang vẻ đẹp huyền bí, kỳ vĩ và đậm nét đặc trưng trong hệ thống hang động ở Ngũ Hành Sơn. Bên trong động có nhiều thạch nhũ với đủ màu sắc, đi sâu vào bên trong thì du khách sẽ cảm nhận được luồng không khí mát lạnh lan tỏa ra. Và ấn tượng hơn nữa khi bước chân vào trong động bạn có cơ hội được ngắm nhìn bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm tỏa ánh hào quang giống hệt một tuyệt tác kỳ vĩ.
Hình ảnh chùa quan thế âm Đà Nẵng
Ngôi Chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn Pháp Hội Đường sở hữu bảo tàng Phật Giáo - nơi đang lưu trữ rất nhiều hiện vật cổ về Phật giáo của nước ta. Bên trong Pháp Hội Đường chính là nơi mà nhiều tín đồ phật tử, tăng ni, du khách đến hành lễ, thờ cúng. Tới đây, bạn không những sẽ được tìm hiểu về các giá trị văn hóa tâm linh Phật giáo mà là chốn không gian để mỗi người tìm thấy sự bình an, thanh thản và bình yên trong tâm hồn.
Tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm là bức tượng ứng linh trong giấc mơ ly kỳ của vị hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Chính bởi sự linh thiêng, nhiệm màu đó mà bất cứ ai khi đến tham quan, lễ Phật ở chùa đều ngưỡng mộ và một lòng kính tin. Vào năm 2020, chùa Quan Âm Đà Nẵng đã phát nguyện kiến tạo tôn tượng Quán Thế Âm lộ thiên bằng pha lê với chiều cao từ 12 - 25m nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lễ hội Phật giáo của các tăng ni, phật từ và các du khách thập phương. Đứng chắp tay cầu nguyện dưới tượng Đức Bồ Tát Quán Thế Âm tỏ lòng thành kính bạn sẽ cảm thấy bình yên, nhẹ nhàng hơn.
Lễ hội được tổ chức tại Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng hiện nay, khi du khách đến với địa danh này, mọi người sẽ được trải nghiệm và tham gia Lễ hội chùa Quan Âm vào 19 tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ hội được diễn ra trong 3 ngày với các phần Lễ và Hội vô cùng đặc sắc. Đây chính là điểm nhấn và cũng là lễ hội mang đậm hình ảnh tín ngưỡng tôn giáo, đặc biệt có những vị cao tăng, phật tử cũng thường xuyên lui tới tham gia lễ hội.
Hình ảnh lễ hội ở Chùa ngũ hành sơn đà nẵng
Chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng - Ngôi Chùa Quan Âm Ngũ Hành Sơn Phần lễ được tổ chức với nhiều công đoạn khác nhau, khách du lịch có thể đến trải nghiệm vào ngày 18 âm lịch, gồm có: rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng. Bởi theo quan niệm của Phật giáo thì lễ rước ánh sáng mang ý nghĩa là cầu mong ánh sáng của trí tuệ sẽ soi đường, dẫn lối cho các bước đi trong cuộc sống của con người.
- Lễ khai kinh: Được diễn ra vào sáng sớm ngày 19 có ý nghĩa cầu cho đất nước thái bình, hưng thịnh phát triển, giàu đẹp, nhân dân được ấm no, mang nhiều phước đức an lành và hạnh phúc.
- Lễ trai đàn chẩn tế: Đây là lễ được diễn ra với ý nghĩa để cầu siêu, cúng thập loại chúng sinh cung sẽ được bắt đầu tiến hành vào sáng ngày 19.
- Lễ thuyết giảng: Đây là lễ được các Hòa Thượng thuyết giảng về về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc cũng sẽ được tổ chức vào ngày 19.
Lễ rước tượng Quan Thế Âm: Sự kiện này sẽ được bắt đầu vào lúc 10h sáng ngày 19. Nghi lễ dâng hương này có ý nghĩa rất lớn lao nhằm cầu cho ngư dân đi biển thuận lợi, bình an.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ