-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chùa Tam Thanh
Friday,
15/11/2024
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh - Ngôi Chùa Tam Thanh
Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh - Ngôi Chùa Tam Thanh nằm trong động núi đá (nên còn được gọi tên khác là Động Tam Thanh) thuộc địa phận phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Theo sử sách Đại Nam Nhất Thống Chí thì chùa Tam Thanh có từ thời nhà Lê, thuộc địa phận xã Vĩnh Trại, châu Thoát Lãng.
Chùa Tam Thanh có một tượng phật A Di Đà màu trắng với nét mềm mại, uyển chuyển được tạc nổi vào vách đá từ thế kỷ 15. Pho tượng này mang phong cách nghệ thuật thời Lê - Mạc (thế kỷ 16-17) tạc theo thế đứng trong hình một lá đề. Tượng cao 202 cm, rộng 65 cm, mặc áo cà sa buông chùm xuống tận gót, hai tay chỉ xuống đất trong thế ấn cam lộ. Ngoài ra, Chùa còn có hồ Âm Ti với làn nước trong xanh bốn mùa với muôn trùng nhũ đá thiên tạo từ ngàn năm rất đẹp.
Hình ảnh bên trong chùa tam thanh TP Lạng Sơn
Động Tam Thanh nằm trong một dãy núi có hình đàn voi phủ phục trên mặt cỏ xanh. Hang động Tam Thanh ở lưng chừng núi. Cửa hang nhìn về hướng đông cao chừng 8m có lối lên là 30 bậc đá đục vào sườn núi, có nhiều cây cối um tùm che khuất ánh nắng. Vách động bên phải có khắc bài thơ của Ngô Thì Sĩ (1726-1780) khi ông làm đốc trấn Lạng Sơn.
Tam Thanh được mệnh danh là "Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng" (gồm 4 điểm là: động Nhị Thanh, động Tam Thanh, thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị). Nằm trong quần thể di tích động Tam Thanh thuộc phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn có núi Tô Thị hay còn gọi là núi Vọng Phu. Trên đỉnh núi có một khối đá tự nhiên hình một người phụ nữ bồng con hướng nhìn về phương xa. Từ xưa tượng đá này đã gắn với truyền thuyết về một người con gái chung thủy đứng chờ chồng đi lính (?). Chờ mãi không thấy chồng về, nàng và con đã hoá thành đá, từ đó người dân gọi đây là tượng Nàng Tô Thị. Ca dao Việt Nam xưa khi nói về Lạng Sơn có câu:
- Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
- Có Nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
Hình ảnh động tam thanh Lạng Sơn
Chùa Tam Thanh Kiến trúc của chùa Tam Thanh được đánh giá xứng danh bậc nhất xứ Lạng. Trước cửa hàng là bài thơ Vịnh Tiên Sơn tự ca ngợi vẻ đẹp xứ Lạng. Vì chùa nằm trong quần thể di tích của động Tam Thanh, để vãn cảnh được chùa, bạn sẽ phải trải qua 30 bậc đá được người xưa đục từ chính sườn núi nơi ngôi chùa tọa lạc. Tới cổng động, khi qua cửa Tam Quan, bạn sẽ thấy một không gian tâm linh, huyền ảo.
Các gian thờ Phật được đặt ở nhiều không gian khác nhau hòa lẫn với các nhũ đá trong hang động tạo nên một không gian tâm linh huyền ảo, độc đáo. Đặc biệt, trước vách cửa hang động chùa Tam Thanh Lạng Sơn hiện nay còn lưu giữ lại bài thơ của trứ danh của Ngô Thì Sĩ về xứ Lạng là bài Vịnh Tiên Sơn tự ca ngợi vẻ đẹp của đất trời cảnh sắc. Đây cũng là một trong những bút tích nổi tiếng được tỉnh Lạng Sơn lưu giữ còn nguyên vẹn tại khu danh thắng.
Ngoài ra trong chùa còn có tượng Phật A Di Đà màu được tạc thẳng vào núi đá với chiều cao 202cm, rộng 65cm trong tư thế áo cà sa đứng trong chiếc lá bồ đề.
Hình ảnh ngày lễ hội ở chùa tam thanh năm 2019
Động Tam Thanh - Chùa Tam Thanh - Ngôi Chùa Tam Thanh Lễ hội chùa Tam Thanh Lạng Sơn là lễ hội truyền thống nổi tiếng của tỉnh, hàng năm thu hút một lượng lớn du khách tới tham quan, du xuân. Tâm điểm của lễ hội là kiệu rước bài vị của danh nhân Ngô Thì Sĩ từ chùa Tam Giáo (động Nhị Thanh) sang chùa Tam Thanh (động Tam Thanh). Kiệu sẽ được rước qua các tuyến đường chính của thành phố Lạng Sơn như Tam Thanh, Tô Thị.
Người dân ở đây sẽ chuẩn bị các món đồ dâng lễ trang trọng để tiếp đón đoàn rước kiệu đi qua. Lễ rước bài vị chùa Tam Thanh Lạng Sơn cũng là một trong những nét văn hóa tâm linh quan trọng của người dân xứ Lạng. Với các hồi trống rộn ràng phối hợp cùng các điệu múa lân uyển chuyển, tạo ra một không khí vô cùng náo nhiệt, vui tươi của dịp đầu năm mới thu hút người dân và du khách thập phương ghé thăm, dâng hương để cầu những điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ