Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Thầy

Chùa Thầy
Saturday,
04/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Thầy - Chùa Thầy Hà Nội - Ngôi Chùa Thầy Quốc Oai

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Chùa Thầy - Chùa Thầy Hà Nội - Ngôi Chùa Thầy Quốc Oai là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy.

Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích. Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

Lịch sử chùa ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự 嵿山寺) trên núi và chùa Dưới, tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự (天福寺). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông.

 Chùa Thầy

Hình ảnh trươc chùa thầy có hồ rộng nhìn rất thoáng mát

Chùa Thầy Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng.

Đây là một khái niệm trong Phật giáo liên quan tới luân hồi, tuy nhiên chỉ được hiện thực hóa rõ ràng trong phái Kim Cang Thừa tại Tây Tạng khởi nguyên của việc hóa thân này cũng là thế kỷ 11 cùng thời với Tổ Từ Đạo Hạnh. Có ít nhất 2 vị vua được cho là hóa thân của Từ Đạo Hạnh:

  • Lý Thần Tông (1116-1138)
  • Lê Thần Tông (1607-1662)
  • Lê Hiến Tông (do mẹ cầu tự tại chùa Thầy và sinh năm 1461)

Kiến trúc Phần chính của chùa Thầy được xây dựng theo lối kiến trúc tiền Phật hậu Thánh , Thánh ở đây là Từ Đạo Hạnh một vị danh tăng nổi tiếng dưới thời Lý. Chùa gồm ba tòa song song với nhau gọi là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Giữa chùa Hạ và chùa Trung có ống muống nối với nhau, tạo thành thế hạ công thượng nhất. Đặc biệt kiến trúc chùa chỉ có 36 lỗ đục các tấm gỗ được xếp chồng lên nhau cực kỳ vững chắc.

Chùa Hạ là nhà tiền tế, bày các tượng Đức Ông, Thánh hiền. Ống muống để tượng Bát bộ Kim Cương. Chùa Trung bày bàn thờ Phật, hai bên có hai tượng Hộ pháp, tượng Thiên vương. Chùa Thượng hay chùa trên tách biệt hẳn, ở vị trí cao nhất, biển đề Đại hùng Bảo điện, đồng thời là nhà thánh, để tượng Di Đà tam tôn,Thích Ca, tượng ba kiếp của thiền sư Từ Đạo Hạnh, ban thờ Lý thần Tông còn có 1 đôi Phượng Hoàng gỗ, 2 tượng Phỗng thế kỷ 18 đời vua Lê Ý Tông.

 Chùa Thầy

Hình ảnh cổng vào chùa thây

Chùa Thầy Hà Nội Xung quanh chùa có hai dãy hành lang phía sau có lầu chuông, lầu trống. tương truyền do bà Chúa Chè Tuyên Phi Đặng Thị Huệ xin với chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm xây dựng khi về thăm chùa,

Phía trước chùa là một sân rộng nhìn ra hồ Long Chiểu, tạo thành hàm của rồng trước trồng hai cây gạo, nhưng hiện tại hai cây gạo đã chết, được thay bởi cây đa. Từ sân này có hai cầu là Nhật tiên kiều và Nguyệt tiên kiều nối sang hai bên, tạo thành hai râu rồng. Hai cầu này do Phùng Khắc Khoan xây vào năm 1602. Cầu Nhật Tiên nối sang một hòn đảo nhỏ, trên đảo có đền thờ Tam phủ. Cầu Nguyệt Tiên nối vào đường lên núi.

Giữa ao Long Chiểu có thủy đình là viên ngọc giữa miệng rồng. Đây cũng là nơi diễn ra trò múa rối nước. Từ Đạo Hạnh được cho là ông tổ của hình thức biểu diễn dân gian này.

Lễ hội Chùa Thầy là lễ hội mang tính chất tôn giáo có sự kết hợp với các nhạc cụ dân tộc thu hút sự tham gia của nhiều người dân đến khám phá về những nét văn hóa vùng miền. Với mục tiêu trở thành mùa lễ hội, nơi du khách có thể trải nghiệm những nét văn hóa đặc sắc nhất của xứ Đoài, Lễ hội chùa Thầy năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 - 26/4 tại sân chùa Cả thuộc Di tích quốc gia đặc biệt Chùa Thầy.
Bên cạnh phần lễ với những nghi thức truyền thống được thực hành đầy đủ, còn có những không gian tái hiện đời sống sinh hoạt, sản xuất, cùng các trò chơi dân gian gắn bó với người dân bản địa, như: Cờ tướng, cờ người, đánh đu, bịt mắt đập niêu, kéo co… Chùa Thầy

Hình ảnh khuôn viên bên ngoài chùa thầy rất đẹp và cổ kính

Chùa Thầy - Chùa Thầy Hà Nội - Ngôi Chùa Thầy Quốc Oai Đặc biệt, tại khu vực thủy đình vào các khung giờ cố định sẽ diễn ra các chương trình văn hóa, văn nghệ truyền thống, với nghệ thuật múa rối nước, cồng chiêng, hát quan họ… và đặc biệt là di sản Hát Dô vừa được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, phục vụ nhân dân tham quan, trải nghiệm.

Chương trình được tổ chức trước dịp Lễ hội chùa Thầy và nghỉ lễ 30/4, 1/5, nhằm góp phần quảng bá và thu hút đông đảo du khách đến với Hà Nội và huyện Quốc Oai. Đây là dịp để huyện Quốc Oai bảo tồn, tôn vinh và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của quần thể Di tích quốc gia đặc biệt chùa Thầy. Đồng thời, qua chương trình nhằm kết nối và phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử của Thủ đô và xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội là điểm đến “an toàn, thân thiện, chất lượng, hấp dẫn.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: