Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Trùng Sơn Cổ Tự

Chùa Trùng Sơn Cổ Tự
Sunday,
22/05/2022
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Trùng Sơn Cổ Tự - Chùa Trùng Sơn Cổ Tự

Hương Xưa Đức Thụ

Trùng Sơn Cổ Tự - Chùa Trùng Sơn Cổ Tự cách trung tâm thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chưa đầy 5km về phía Đông Bắc, chùa Trùng Sơn là công trình kiến trúc có vẻ đẹp uy nghiêm, thơ mộng, tọa lạc trên sườn núi Đá Chồng. Đây là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất tại Ninh Thuận hiện nay.

Ban đầu, chùa chỉ là một am thờ Phật giản dị trên núi. Sau năm 1975, am được nhà sư và các phật tử gần xa quyên góp tiền của và công sức xây dựng. Qua nhiều năm, chùa được quy hoạch và bổ sung thêm một số công trình mới.

Hình ảnh trên đỉnh chùa trùng sơn cổ tự nhìn ra biển rất tuyệt vời

Trùng Sơn Cổ Tự  ngôi chùa đầu tiên tại Ninh Thuận được khách du lịch trong và ngoài tỉnh biết đến nhiều nhất. Trùng Sơn Cổ Tự đã dần trở thành một thành tố quan trọng không thể thiếu trong những hành trình thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Với vẻ đẹp và sự nguy nga của một công trình kiến trúc đặc sắc, Trùng Sơn Cổ Tự được ví như biểu tượng của tín ngưỡng tâm linh trong thời hiện đại. Đặc biệt, vị trí ngự trị trên khu di tích lịch sử núi Đá Chồng còn càng làm cho Trùng Sơn Cổ Tự hấp dẫn hơn khi vô tình trở thành đài quan sát trên cao của huyện Ninh Hải.

Được biết, Trùng Sơn Cổ Tự được xây dựng vào năm 1973 bởi Hòa thượng Thích Bửu Hiền. Một người xuất thân từ tổ đình Trùng Khánh, ngôi tổ đình cổ hơn 300 năm tuổi u theo hệ phái Bắc Tông của Đạt Ma sư tổ dòng lâm tê chánh tông ngự trị ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách Trùng Sơn Cổ Tự tầm 200 mét đường núi và đường bộ.

Ban đầu, chùa chỉ là một ngôi nhà thờ Phật giản dị trên núi, là nơi hàng ngày nhà sư Bửu Hiền dùng làm nơi tu tập, đồng thời cũng là nơi để bà con, phật tự viếng thăm, khấn phật, cầu an. Dần về sau, ngôi am nhỏ được nhà sư mở rộng, xây thêm các hạng mục, tiểu cảnh nhằm mục đích làm nơi nghỉ ngơi, ngắm cảnh cho bà con, phật tử gần xa mỗi khi lên viếng phật.

Hình ảnh cầu thang rồng ở chùa trùng sơn cổ tự rất là đẹp

Chùa Trùng Sơn Cổ Tự qua đời của Hòa thượng Thích Bửu Hiền, đến đời của Thượng tọa Thích Tâm Tường. Ngôi am được mở rộng xây dựng trên diện tích, quy mô hoành tráng gồm nhiều hạng mục như cổng tam quan, chánh điện, nhà thờ tổ, … Năm 2012, do hạn hẹp về kinh phí nên chùa chỉ hoàn thành trước hạng mục chính điện, nhà thờ tổ, sân hiện, bậc cấp tam quan lên xuống … riêng hạng mục tam quan, các tiểu cảnh, khu vực đặt thờ các tượng phật, bồ tát ngoài trời, …  vẫn đang trong quá trình hoàn thiện.

Do việc xây dựng theo địa hình đồi núi nên rất khó phân biệt đâu là tiền đường, bái đường, chính điện, cổng tam quan hay nhà thờ tổ. Chính vì thế mà tổng thể công trình chùa vừa tạo ra tính sinh động theo mô típ kiến trúc độc đáo, đồng thời cũng tạo ra tính phức tạp khi nhận diện.

Sau hơn 40 năm xây dựng và hoàn thiện. Cho đến ngày nay, chùa đã trải qua ba đời trụ trì. Trong đó gồm: Hòa thượng Thích Bửu Hiền (người sáng lập), Thượng tọa Thích Tâm Trường (người kế nhiệm thứ hai và cũng là đệ tử của Hòa Thượng Thích Minh Tâm, sư huynh Hòa Thượng Thích Bửu Hiền), Đại đức Thích Nguyên Minh (trụ trì hiện nay, đệ tử Thượng tọa Thích Tâm Trường). Nhìn chung, các đời trụ trì của chùa Trùng Sơn đều có mối gắn kết của “tông môn pháp phái”

Như đề cập, Trùng Sơn cổ tự được khởi công xây dựng từ năm 1973. Tính đến nay (2020), thì tuổi đời của chùa là 38 tuổi. Theo nguyên tắc, để đặt và gọi tên cho một ngôi chùa gắn với từ “Cổ Tự” thì bắt buộc đó là là ngôi chùa có tuổi đời trên hơn 100 năm. Vậy tên gọi Cổ Tự bắt đầu từ đâu?

Để giải thích cho điều này, theo lời kế nhiệm thứ hai của Hòa thượng Thích Tâm Trường. Tên gọi Trùng Sơn Cổ Tự là ngụ ý để chỉ cho tổ đình Trùng Khánh dưới chân núi Đá Chồng được xây dựng cách đây gần 300 năm.

Hình ảnh du khách đến tham quan chùa trùng sơn cổ tự

Trùng Sơn Cổ Tự chính nơi đây là mà thầy ông (Hòa Thượng Thích Bửu Hiền) đã tu tập trước khi sáng lập ra chùa Trùng Sơn. Bản thân Hòa thượng Thích Tâm Trường cũng tu tập và thọ giáo kinh lý ở đây bởi sự chỉ dạy của Hòa thượng Thích Bửu Hiền. Chính từ điều này mà khi sáng lập chùa Trùng Sơn, Hòa thượng thích Bưu Hiền đã thêm từ “cổ tự” với ngụ ý để chỉ Tổ Đình Trùng Khánh – nơi mà mình khi xưa đã thọ phật, giác ngộ và tu đạo.

Phải nói rằng, một trong những yếu tố tạo nên điểm nhấn cho Trùng Sơn Cổ Tự chính là nét phong cách kiến trúc, địa thế ngự trị và không cảnh núi đá hoang sơ của Núi Đá Chồng.

Cụ thể, nơi Trùng Sơn Cổ Tự tọa lạc có độ cao hơn 60m so với mặt nước biển. Đường dẫn lên chùa là đường tam cấp dốc, thẳng đứng với gần 500. Từ dưới núi đi lên nhìn theo hướng tay trái chính là ngôi Thiền Viện Trúc Lâm Viên ngộ, lên khoảng nửa đường nhìn hướng tay phải chính là chùa ni tổ đình Trùng Khánh (chùa tăng thì ngay dưới chân núi Đá Chồng, cách khoảng 200m đi bộ).

Đi hết đường tam cấp, cảnh sắc mở ra đầu tiên chính là hạng mục tam quan còn đang xây dựng theo phong cách kiến trúc cổ thuần Việt. Tuy chưa hoàn thành, nhưng khi nhìn tổng thể, tam quan Trùng Sơn Cổ Tự là hạng mục vững chắc, bền bỉ, rộng lớn khi nguyên vật liệu hoàn toàn và bê tông, cốt thép và đá xanh.

Qua tam quan, tiếp tục đi lên là khoảng sân hiên phía dưới, với điểm nhấn là nhiều cây cảnh và đôi rồng thời Lý Trần uy nghi, dũng mãnh. Ngay tại vị trí này, chỉ cần phóng tầm mắt là có thể thấy toàn cảnh núi non, biển cả, đồi cát, đồng muối, ruộng lúa của huyện Ninh hải và thành phố Phan Rang.

Hình ảnh trên đỉnh chùa trùng sơn cổ tự nhì ra biển Ninh Chữ rất là đẹp

Trùng Sơn Cổ Tự - Chùa Trùng Sơn Cổ Tự  chỉ cần chọn một góc nhỏ tại sân hiên, tất cả các hình ảnh của các cánh đồng lúa, các nương rẫy, các giàn nho, con sông Dinh, các hàng quán và những con đường bình yên còn gợi lên vẻ thanh bình, giản dị của một vùng quê sẽ hiện rõ lên trên mắt bạn.

Từ sân hiên đi lên theo bậc tam cấp, chính là quần thể công trình kiến trúc gồm sân hiện trên, chính điện, nhà thờ tổ, nhà khách, …  mà ba đời trụ trì xây dựng.

Đi dạo một vòng ở các hạng mục này, bất kỳ ai cũng đều thấy rõ nét kiến trúc đặc sắc được kết hợp bởi phương Tây và phương Đông. Đặc biệt, nếu quan sát kỹ lưỡng, những nét được thể hiện trong từng kiến trúc đều ánh lên vẻ đặc trưng riêng của khí hậu nắng gió Phan Rang, đó là ánh sáng mặt trời hòa vào trong các không gian rộng lớn.

Tại khu vực các kiến trúc này, những ngày rằm, ba mươi, mùng 1, mười bốn, các ngày lễ quan trọng hay các ngày xuân. Nhiều hoạt động diễn ra sôi động để bà con, phật tử tham gia.

Tuy là ngôi chùa, nhưng giới trẻ rất thích đến đây, nhất là khi trời về chiều. Mục đích của các bạn khi đến đây ngoài việc hành hương, dâng nhang hương lễ Phật thì luôn đi tìm cho mình những không cảnh để lưu giữ lại những bức ảnh sinh động.

Map chỉ dẫn đến chùa trùng sơn cổ tự

Chùa trùng sơn cổ tự không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong Điểm đến văn hóa tâm linh và được gắn thẻ đền quán thánhđịa điểm văn hóa tâm linh.

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Nhang Thảo Dược - Nhang Thơm Thảo Dược Thiên Nhiên     

Thắp Hương Lễ Phật - Đốt Nhang Hương Lễ Phật - Thờ Phật

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: