Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Cô Bé Thương Ngàn

Cô Bé Thương Ngàn
Saturday,
09/11/2024
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cô Bé Thương Ngàn - Đền Thờ Cô Bé Thượng Ngàn - Lạng Sơn

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Cô Bé Thương Ngàn - Đền Thờ Cô Bé Thượng Ngàn - Lạng Sơn được biểu hiện khá đầy đủ trong đền có tên chữ là Bắc Lệ Linh Từ, thuộc thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền được người dân quan niệm như là di tích thờ Mẫu Thượng Ngàn - bà chúa cai quản rừng xanh. Với những giá trị lịch sử, tín ngưỡng và kiến trúc, đền Bắc Lệ được Nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa năm 1992.

Cô Bé Thượng Ngàn là ai? Cô bé Thượng Ngàn là một trong những vị tiên cô bé vô cùng linh thiêng nhất của đạo thờ Mẫu. Cô bé Thượng Ngàn Là vị tiên cô ngụ tại tòa Sơn Trang, là người hầu cận của Mẫu thượng ngàn. Cô bé Thượng Ngàn rất linh thiêng và thường xuyên về ngự đồng.

Khi về ngự đồng, cô bé thường mặc một áo có màu xanh lục, đôi chân đi hài màu xanh, lưng đeo chiếc gù giống với muôn ngàn loài hoa giống hiện lên một hình ảnh người thiếu nữ xinh đẹp duyên dáng ở trên thượng ngàn. Theo truyền thuyết dân gian kể lại rằng, cô bé Thượng Ngàn thường rất vui vẻ, dễ tính, hòa đồng và có chút tinh nghịch như một đứa trẻ vậy. Những người được cô phù hộ cho lộc sẽ làm ăn thuận lợi tiến tới hơn, có của ăn của để tài sản gia tăng và cuộc sống sung túc hơn, hạnh phúc hơn.

Hình ảnh bên ngoài đền thờ cô bé thượng ngàn

Cô Bé Thương Ngàn Có rất nhiều nơi trên đất nước ta thờ cúng  cô bé Thượng Ngàn nhưng địa điểm thờ cúng nổi tiếng nhất là ở gần ngôi đền Quan Đệ Tam trên đoạn đường Hùng Vương thuộc tỉnh Lạng Sơn. Một địa điểm thờ Cô khác cũng nổi tiếng và thu hút nhiều người hàng hương chính là tại đền Chí Mìu, tại tỉnh Bắc Giang. Tại đây, người dân địa phương gọi cô bằng cái tên gọi khác là Cô Bé Chí Mìu. Cô bé Thượng Ngàn là một trong số những vị thánh cô linh thiêng và được người dân kính trọng trong  Đạo thờ Mẫu. Do đó, nếu du khách muốn cầu khấn điều gì chính đáng với tâm chân thành, nhất kính đều được cô phù hộ và giúp hóa điều đó thành hiện thực.

Truyền thuyết kể rằng, vào thời nhà Trần (thế kỷ XV), ở tổng Minh Lương, thuộc xã Lang Quán ngày nay có hai vợ chồng, ông chồng là người Dao, bà vợ là người Mường tuổi đã cao mà chưa có con. Ngày ngày ông bà ra ngòi Lịch xúc tôm tép sống lần hồi. Một hôm, ông ở nhà, bà đi xúc tép như mọi ngày, nhưng xúc mãi không được con gì mà chỉ được hai quả trứng lạ. Bực mình, bà xuống hạ nguồn rồi lên tận thượng nguồn ngòi Lịch xúc vẫn chỉ được hai quả trứng ấy.

Bà đành mang về thả vào chum nước dưới cầu thang. Ít lâu sau, bà mang thai và sinh ra một cô bé bụ bẫm, đặt tên là Minh Lương. Cùng lúc đó, hai quả trứng thả trong chum nước dưới cầu thang nở ra hai con rắn. Hai con rắn và cô bé Minh Lương cùng lớn lên, quấn quýt làm bạn với nhau. Một buổi chiều, ông bà đi làm về và nhìn thấy hai con rắn quấn chết cô bé. Sẵn con dao rựa đeo bên người, ông tức giận rút dao vừa chém, vừa nói “Mày hại tao à”. Hai con rắn sợ quá chạy trốn, nhưng một con chậm hơn đã bị chém đứt đuôi.

Ông đuổi hai con rắn và nói: “Cụt đi hang Mang, Khoang đi hang Đồng”. Ông bà xót thương cô bé, không nỡ chôn, nên đặt cô nằm ở trên sàn. Đến sáng đã thấy mối đùn lên đắp mộ cho cô bé. Dân làng thấy vậy đều cho là cô đã linh hoá nên lập miếu thờ. Thời kỳ giặc Cờ đen, cô bé Minh Lương đã hiển linh giúp quan quân triều đình thoát khỏi rừng rậm, sau đó dũng mãnh dẹp sạch giặc Cờ đen. Sau đó Cô còn hiển linh bốc thuốc, giúp dân chữa bệnh thoát cơn hiểm nghèo.

Hình ảnh bên trong đền thờ cô bé thượng ngàn

Đền Thờ Cô Bé Thượng Ngàn Lễ vào hè tổ chức vào đầu tháng Tư Âm lịch. Nhân dân tin rằng làm lễ sẽ được các thần linh giúp đỡ được mùa màng, sống mạnh khỏe, mưa thuận, gió hòa tạo điều kiện cho lúa khoai tươi tốt, mùa vụ bội thu. Lễ ra hè tổ chức vào trung tuần tháng Bảy Âm lịch. Con người cảm tạ thần linh phù hộ cho quá trình sản xuất (được mùa thì phải tạ ăn, mất mùa cũng phải làm lễ sám hối, xin thần linh tha tội).

Trong hàng 12 Tứ Phủ Thánh Cô thì vị trí thứ 11 có lẽ không của riêng vị nào mà là tất cả những Cô Bé theo hầu Mẫu Thượng Ngàn ở miền Nhạc Phủ. Tuỳ theo đền điện mà mỗi Cô có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn như ở Tuyên Quang có Cô Bé Minh Lương, Hoà Bình có Cô Bé Thác Bờ, Yên Bái có Cô Bé Đông Cuông, miền Nam có Cô Bé Sóc, v.v...

Có rất nhiều cô bé trên khắp các cửa rừng lớn nhỏ. Trang phục khi các Cô về ngự đồng tùy biến đa dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là trang phục có nét của Nhạc Phủ (mặc quần áo thổ cẩm, chân quấn xà cạp, đeo kiềng bạc, tay cầm ô, vai đeo gùi, v.v...

Lễ tất niên từ ngày 15 đến 25 tháng Chạp Âm lịch. Trong lễ tất niên, con người tiến hành các nghi thức tạ ơn sự gia ân của thần linh đối với cuộc sống của họ năm ấy. Lễ tiệc Mẫu từ ngày 18 đến 20 tháng Chín Âm lịch. Trong các lễ, đáng chú ý nhất là lễ tiệc Mẫu - chính hội. Đây là ngày hội lớn, nghi thức trọng thể nhất và được chuẩn bị công phu nhất.

Hình ảnh bên trong đền thờ cô bé thượng ngàn

Cô Bé Thương Ngàn - Đền Thờ Cô Bé Thượng Ngàn - Lạng Sơn vào tháng Giêng đầu năm và tháng 12 cuối năm Âm lịch. Ngoài ra, tôi còn hay đi lễ tại đền vào tháng Chín Âm lịch. Tháng này có lễ tiệc Mẫu là ngày hội lớn, có nghi thức lễ trọng thể nhất, được chuẩn bị công phu nhất trong các lễ trong năm. Các lễ ở đền luôn thu hút được nhiều người ở khắp nơi về tham dự. Gia đình tôi đến thắp hương, dâng sớ lễ Mẫu Thượng Ngàn cầu mong được tài lộc, bình an, công thành danh toại.

Cũng giống như nhiều ngôi đền thờ Mẫu khác, đền Bắc Lệ thờ công đồng, tứ phủ, thờ tất cả các vị thần linh ở bốn miền vũ trụ. Điều đặc biệt ở đền Bắc Lệ coi trọng các vị thần linh gắn với địa phương như Mẫu Thượng Ngàn, Chầu Bé, Cô Bé…

Những vị thần cung cấp ban phát của cải nơi núi rừng cho con người. Những vị thần đã trở thành biểu tượng của sự sống vĩnh hằng. Chầu Bé theo quan niệm của người dân ở đây, vốn là người có thật, quê quán ở Bắc Lệ. Tại đây, Chầu Bé có thể thay Mẫu để thực hiện các ý đồ sáng tạo của các Mẫu. Bên cạnh Mẫu còn có các thần linh hóa thân của Mẫu như Ngũ vị tôn ông, Tứ phủ Chầu Bà, Tứ phủ Quan Hoàn, Cô, Cậu…được thể hiện qua các bài tích. Vì thế, có thể nói, đền Bắc Lệ giữ một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của Nhân dân trong vùng, là ngôi đền nổi tiếng ở tỉnh Lạng Sơn.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: