Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đạo Mậu Đạo Phật Việt Nam

Đạo Mậu Đạo Phật Việt Nam
Sunday,
07/11/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đạo Mậu Đạo Phật Việt Nam - Nguồn Gốc Đạo Phật Đạo Mẫu

Tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ Phật phồn thịnh ở Việt Nam trở thành đề tài chính trong hội thảo khoa học về vùng văn hóa khắp nơi  tổ chức hàng năm. 30 tham luận của các nhà nghiên cứu văn hóa, tôn giáo, lịch sử đã làm rõ quá trình hình thành và định hình đạo Mẫu Tây Thiên. Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu cũng đã ghi nhận, đến vùng đất này là "Đến đất Phật, về với Mẫu".

tại trụ sở Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trước thông tin vừa qua trên mạng xã hội đã chia sẻ video mạo danh có nội dung gây chia rẽ, mất đoàn kết tôn giáo giữa Đạo Phật và Đạo Mẫu Việt Nam, HT Thích Thanh Nhiễu thay mặt Giáo hội đã khẳng định quan điểm nhất quán về tinh thần Phật giáo đồng hành cùng dân tộc và đoàn kết với các tín ngưỡng, tôn giáo khác trong đại gia đình dân tộc và tín ngưỡng Việt Nam.

Hình ảnh phật giáo

Đạo Phật Đạo Mẫu Việt Nam Phật Giáo du nhập vào nước ta vào những năm đầu công nguyên (cách đây khoảng hơn 2000 năm) qua hai con đường. Đầu tiên đến bằng đường Biển (hiện nay ở Đồ Sơn – Hải Phòng có chùa Hang thờ phụng vị Tổ đầu tiên đến truyền đạo tại Việt Nam).

Chùa Hang, động Phật, hang Dơi
Bốn phương tám hướng chẳng nơi nào bằng

Nhưng không gây được sự quan tâm, cho đến thế kỷ thứ VI, Phật giáo lại đến nước ta bằng đường bộ (qua Trung Quốc) và phát triển thành một trung tâm Phật Giáo đồ sộ tại Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

Tượng Đức Phật nhập Niết Bàn Chùa Thiên Phước
Tượng Đức Phật nhập Niết Bàn Chùa Thiên Phước

Hình ảnh du khách thập phương đi đến nơi tượng phật cổ trên thế giớ

Nguồn Gốc Đạo Phật Đạo Mẫu ngay sau khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo tự điều chỉnh cho phù hợp để dễ dàng phát triển hơn những nhà sư truyền đạo đã chọn con đường phong tục hóa và dân gian hóa, họ thu nạp các yếu tố có lợi trong hệ thống tín ngưỡng dân gian thờ Mẹ Thiên Nhiên, thờ Nữ Thần, thờ Tứ Pháp để hình thành nên Phật Mẫu Man Nương và Tứ Pháp, những ngôi đền thờ này chuyển hóa thành chùa (Chùa Dâu – Bắc Ninh). Nhưng phải đến thời Lý, thì Phật Giáo mới phát triển mạnh mẽ.

Quay nhìn lại lịch sử chúng ta nhận ra người Việt cổ cũng có một hệ thống tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú. Nguồn sống chính là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước, lúc nông nhàn thì họ dựa vào săn bắn hái lượm những sản vật trong tự nhiên.

Xuất phát từ đó nên họ rất coi trọng các hiện tượng tự nhiên huyền bí như: mưa, sấm, chớp, gió, bão…và các vật linh thiêng; các linh hồn của người đã khuất như tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Xuất phát từ đó đã hình thành ra một hệ thống văn hóa tín ngưỡng vô cùng phong phú. Khởi thủy của Đạo Mẫu là tục thờ Mẹ Trời, Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, tục thờ các Nữ thần và thờ tứ Pháp: Mây, mưa, sấm,chớp…xuất phát từ đó mà hình thành lên.

Hình ảnh vẽ mẫu liễu hạnh

Đạo Phật Đạo Mẫu Việt Nam người xưa cho rằng Trời là cha (dương) – đồng nghĩa với người đàn ông là đấng hóa sinh tạo nên sự xoay vần của vũ trụ, tạo nên sự chuyển động về không gian thời gian. Đất là Mẹ (âm) đồng nghĩa với người mẹ luôn thu nhận mọi nguồn sinh lực từ Trời (người cha) sinh sôi ra vạn vật muôn loài.

Với những quan niệm trên mà người Việt cổ coi trọng Mẹ Đất, các hiện tượng siêu nhiên huyền bí, kết hợp với niềm tin và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, hình thành nên tín ngưỡng Tam phủ và Tứ phủ (mang tính thuần việt) với 3 vị nữ thần chính trông coi 3 cõi của tự nhiên: Cõi Trời – Mẫu Thượng Thiên. Cõi Đất hay Núi rừng – Mẫu Địa hay Mẫu Thượng Ngàn. Cõi sông bể – Mẫu Thoải tương ứng với các cõi ấy là các phủ: Thiên, Nhạc, Địa, Thủy.

Cho đến thế kỷ 16, một linh hồn bất tử nữa đó là vị Nữ Thần với nhiều huyền tích. Bà trở thành một vị Nhân Thần. Chính hình tượng người phụ nữ cao đạo, không chịu khuất phục trong bối cảnh lịch sử thời Vua Lê – Chúa Trịnh đã khiến cho Đạo Mẫu thêm ăn sâu vào tâm thức dân gian của người Việt. Trên đây chính là nền tảng hình thành lên hệ thống tín ngưỡng của dân tộc chính là Đạo Mẫu ngày nay.

Hình ảnh bên trong đền thờ mẫu bằng tượng rất đẹp

Đạo Phật Đạo Mẫu Việt Nam - Nguồn Gốc Đạo Phật Đạo Mẫu với những phân tích trên, sự phát triển của đạo Phật và Đạo Mẫu dân gian có sự gắn bó, cùng nương tựa, dung hòa bổ sung cho nhau. Do cả hai Đạo cùng phát triển trên mảnh đất Việt và đều dựa vào nền tảng tín ngưỡng nông nghiệp. Chính vì thế mà một số ngôi chùa hiện nay có kiểu phối thờ “Tiền Phật hậu Thánh”. Theo tôi đó không phải sự hình thành trước sau, đạo nào có trước đạo nào có sau, hay Phật cao hơn Thánh, đây là mối quan hệ tương giao, tôn kính lẫn nhau cùng phát triển.

Hàng năm vào dịp tết năm mới mọi người thương hay đi lễ đền, chùa, miếu, phủ... và dâng hương cầu bình an cho gia đình và người thân.

Đạo Phật và Đạo Mẫu không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.
Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: