Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Cờn Môn

Đền Cờn Môn
Saturday,
28/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Cờn Môn  - Ông Hoàng Chín Cờn Môn - Đền Ông Chín Cờn

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Cờn Môn  - Ông Hoàng Chín Cờn Môn - Đền Ông Chín Cờn ngài là con đức Vua Cha Bát Hải. Là vị thánh hoàng thứ chín trong hàng Thập vị Thánh Hoàng. Ngài đứng trước Quan Hoàng Mười và đứng sau Quan Hoàng Tám Bát Nùng. Cuộc đời và sự nghiệp của ngài gắn liền với địa danh cửa Cờn (Nghệ An), cũng chính vì thế nhân dân còn gọi là Ông Cờn Môn nổi danh thanh liêm, cứu dân, giúp nước và luôn trợ người hữu duyên.

là một ngôi đền nằm trên gò Diệc, hướng mặt ra sông Hoàng Mai, tại phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Tại phường Quỳnh Phương còn có đền Ông chín Cờn nằm cách đền Cờn trong 1km. Theo sách địa lý - phong thổ, ngôi Đền này có thế đứng giống đầu chim phượng hoàng với hai cánh phượng là hai đồi cát nhô cao giăng dài nằm ngay phía sau đền, hai mắt phượng là giếng Đò, giếng Đình nằm trên hai ngọn đồi này.

Đền Cờn Môn

Hình ảnh trước cổng vào đền thờ ông hoàng chín cờn môn Nghệ An

Đền Cờn Môn lịch sử lưu truyền rằng lúc sinh thời, ngài sống ở Nghệ An, lúc bấy giờ là thời Lý và đi thi nhiều lần nhưng không đỗ đạt. Sau đó, ông xuống tóc và ra cửa biển Cờn lập am miếu tu trì cứu vớt người đi biển. Đồng thời, đây cũng là nơi dừng chân nghỉ ngơi của tàu thuyền qua lại. Tôn truyền, ông là người vớt và chôn cất cẩn thận thân y Thái Tử Nam Tống trong trận đánh với quân Nguyên.

Có tài liệu cho rằng, ngài cứu sống ba mẹ con Mẫu Cờn (Thái Hậu Dương Quý Phi). Khi đó, nếu nộp họ cho quan thì sẽ phải làm nô tì, còn để họ lang thang vất vưởng ngoài kia thì sẽ gặp đau khổ. Chi bằng tục huyền lấy họ để nương tựa lẫn nhau nhưng ngài lại bị cự tuyệt, buồn chán dẫn đến quyên sinh. Sau khi ngài hóa, Mẫu đọc di thư ngài để lại và hiểu rõ được sự việc nên quyết định ra biển Cờn thác hóa. Hai người con cũng theo mẹ ra biển và cũng hóa tại đây. (Cũng có tài liệu ghi chép rằng vào thời nhà Tống, khi quân Tống suy yếu trước quân Nguyên, Thái hậu Dương Quý Phi cùng ba công chúa chạy ra biển, chợt bão nổi bị chết đuối, xác trôi dạt vào cửa Cờn và được lập đền thờ).

Sau sự việc này, thuyền bè qua lại qua cửa Cờn đều được chở che, bình an vượt qua sóng bão. Nhân dân địa phương nhận thấy sự anh linh này, liền lập đền thờ 3 mẹ con Mẫu ở lạch Cờn và Hoàng đế Tống Đế Bính ở trên đỉnh núi, đền thờ ông Hoàng Chín ở ngoài biển, tất cả đều được phối hương linh vị ở đền Cờn. Nhân dân gọi ông là ông Chín đền Cờn.

Đền Cờn Môn

HÌnh ảnh bên trong đền thờ cờn môn

Ông Hoàng Chín Cờn Môn Trong được xây dựng vào thời Trần, phát triển quy mô lớn ở thời Lê, trùng tu nhiều ở thời Nguyễn, bởi vậy, di tích mang đậm phong cách văn hóa cuối Lê đầu Nguyễn. Trải qua thời gian, ngôi Đền hiện chỉ còn tòa Nghi môn, Chính điện, Trung điện, Hạ điện và tòa ca vũ. Qua cổng Đền vào sân, bước lên 10 bậc đá sẽ tới tòa Nghi môn. Đây là một tòa nhà hình chữ công bề thế, gồm có hai tầng, 8 mái, liền tiếp sau nó là Chính điện, Trung điện và Hạ điện. Toà ca vũ với ba gian chính và hai gian phụ cũng to rộng, bề thế, có đề tài trang trí đa dạng.

Đền chính thờ Quan Hoàng Chín tọa lạc ngoài cửa biển, nay là đường ra bãi tắm Quỳnh Phương thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. Nơi này còn có tên gọi là đền Cờn ngoài, còn đền Cờn trong thờ Tứ Vị Vua Bà.  Trong đền Cờn Ngoài, ngay phía cung chính giữa thờ Quan Hoàng Chín và Quan Hoàng Mười.

Hai bên tả hữu là cung thờ Quan Nam Tào, Quan Bắc Đẩu; hai đầu hồi là cung thờ Cậu bé, Cô bé bản đền. Tới gian thứ hai là cung thờ Ngũ Vị Tôn Quan. Đến gian thứ ba thờ Vua Tống Đế Bính và 3 tướng của ông là: Lục Tú Phu, Lương Thế Kiệt và Văn Thiên Tường.

Đền Cờn Môn

Hình ảnh lễ hội ở đền cờn môn

Đền Cờn Môn  - Ông Hoàng Chín Cờn Môn - Đền Ông Chín Cờn Quy mô Đền Cờn Trong tuy không lớn, nhưng hội tụ nhiều nét văn hoá đặc sắc, từ vật liệu xây dựng Đền cho đến các đường nét chạm khắc, tạo hình… Tất cả cho thấy trình độ tay nghề điêu luyện của người xưa. Tại đây còn lưu giữ 142 hiện vật quý giá. Ngoài các loại bằng sắc, câu đối, đại tự, đồ tế khí: kiệu, tàn lọng, đồ ngà, đồng..., còn có bia đá 2 mặt cao 1,6m, rộng 1,2m dựng năm 1665, chuông đồng đúc năm Cảnh Hưng (1752) nặng 300 kg, 28 pho tượng đá và nhiều tượng gỗ thời Lê.

Ngày 29/1/1993, Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã có quyết định số 68/QĐ-BVHTT công nhận Đền Cờn là di tích lịch sử - văn hoá cấp quốc gia. Năm 2017, lễ hội Đền Cờn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.[6]

Lễ hội đền Cờn diễn ra từ ngày 19 - 21/1 âm lịch hàng năm là dịp để người dân trong vùng cũng như du khách thập phương đến Đền chiêm bái dầng hương nhang và tưởng nhớ công ơn của Tứ vị Thánh Nương. Với các hoạt động như: chạy ói, diễn trận thủy chiến giả gắn với truyền thuyết dựng đền, đu tiên, đấu vật, đánh cờ người, đua thuyền rồng, hát tuồng, chèo, chầu văn..

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: