Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Dâu

Đền Dâu
Saturday,
09/09/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Dâu - Ngôi Đền Dâu - Đền Thiêng Nương Dâu Tam Điệp

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Dâu - Ngôi Đền Dâu - Đền Thiêng Nương Dâu Tam Điệp thuộc địa phận phường Nam Sơn, thành phố Tam Điệp. Một chốn tâm linh rất linh thiêng gắn liền với sự tích ly kì. Đền thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh, một vị thần được dân tôn thờ là vị thánh trong “tứ bất tử” của tín ngưỡng Việt Nam, người đã hoá thân vào người con gái dạy nhân dân địa phương cách trồng dâu nuôi tằm và giúp nghĩa quân Tây Sơn đánh giặc ngoại xâm.

Tại di tích còn gắn với những sự kiện lịch sử được truyền lại như: Chúa Trịnh Tùng phò tá vua Lê thống lĩnh ba quân vượt đèo Ba Dội để đánh ra Đông Kinh (Hà Nội) có qua và nghỉ lai Đền Dâu (năm 1592) hay vào năm 1788 khi hoàng đế Quang Trung tập kết hơn 10 vạn quân ở Tam Điệp có dựng hành cung ngay tại Đền Dâu.

Đền Dâu

Hình ảnh bên ngoài đền dâu

Đền Dâu toạ lạc trên một thế phong thuỷ đẹp, đền nằm trên một khu đất cao quay hướng đông nam, phía trước đền có núi Hồng Ngọc làm án, phía sau có núi Chong Đèn làm hậu chẩm, bên trái có núi Ngang (Hoành Sơn) làm Thanh Long, bên phải đền có núi Béo làm Bạch Hổ.

Đền Dâu gồm 3 cung: Đệ Tam, Đệ Nhất và Đệ Nhị. Kiến trúc đền Dâu tương đối bề thế. Khi bắt đầu vào, chúng ta sẽ vào cung Đệ Tam trước. Cung được trang trí với 4 hàng cột gỗ lim, kê trên các chân tảng đá cổ bồng cao 40cm, chạm khắc hoa văn cây lá. Có tổng cộng 16 cột gồm 8 cột quân và 8 cột cái. Tất cả đều được làm bằng gỗ lim sơn son thếp vàng.

Sau cung Đệ Tam là tới cung Đệ Nhị thờ Hội đồng tứ phủ (Thiên phủ, Nhạc phủ, Địa phủ và Thoải phủ). Cung này có đến 12 cột đá xanh, hình vuông nguyên khối cao từ 1,8 đến 2m mỗi chiều 0,2m x 0,2. Trên cột đền Dâu Ninh Bình có ghi các câu đối tán dương công đức của Thánh Mẫu và sự tích Hoàng đế Quang Trung bái kiến đền, được Mẫu Liễu trợ giúp đánh giặc.

Bên phải của toà Đệ Nhị có ban thờ Cô chín, ông Hoàng Bảy và Cậu bé, bên trái có ban thờ Chầu đệ Tứ, ông Hoàng Mười, Quan Hoàng và Hội đồng nhà Trần. Đi thêm chút nữa, dừng chân tại cung đệ nhất (Cung cấm) là phần chuôi vồ nối liền với cung đệ nhị phía trước có bức đại tự “Thượng Liệt Từ” (Nơi thờ cao nhất) nơi đây đặt tượng thờ Tam toà Thánh Mẫu trong một long khám lớn sơn son thếp vàng kích thước 2m x 2m x 1,8m. Pho tượng giữa là Mẫu đệ Nhất Thượng Thiên (Quỳnh Hoa công chúa – Liễu Hạnh, bằng đồng cao 0,9m; pho tượng bên trái là Mẫu đệ Nhị Thượng Ngàn (Tiên nữ Quế Hoa) bằng gỗ cao 0,9m; pho tượng bên phải là Mẫu Tam Thoải (Tiên nữ Ngọc Hoa) bằng gỗ cao 0,6m.

Đền Dâu

Hình ảnh bên ngoài cổng đền dâu

Ngôi Đền Dâu Thời gian tổ chức Lễ hội đền Dâu hằng năm, người con đất Ninh Bình tổ chức Lễ hội đền Dâu vào 15 tháng giêng và kéo dài đến hết mùng 3 tháng 3 Âm lịch, thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham dự. Tương truyền rằng, vào ngày này nơi đây diễn ra ngày hội đặt hom dâu và cũng là ngày mừng Vua Quang Trung chiến thắng khải hoàn trở về.

Dù ngày Rằm mới bắt đầu khai lễ nhưng từ đầu tháng giêng, người dân đã nô nức đến hành hương, thắp nhang, thành kính dâng lễ để cầu một năm mới bình an, gia đình êm ấm, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để bạn đến khám phá Ninh Bình đấy. Đến nay, vùng đất Ninh Bình vẫn còn truyền miệng câu ca dao nhắc nhở con cháu nhớ ngày Lễ hội đền Dâu: 

“Dù ai đi đâu về đâu

Nguyên tiêu lễ hội đền Dâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Nguyên Tiêu lễ hội thì về đền Dâu”

Đền Dâu

Hình ảnh bên trong đền dâu

Đền Dâu - Ngôi Đền Dâu - Đền Thiêng Nương Dâu Tam Điệp Lễ hội đền Dâu có 4 nghi lễ đó là có tục rước tượng, kéo chữ “Mẫu Nghi thiên hạ”, “Thiên hạ thái bình” và “Lý Nhân vi mỹ”, lễ và tế nữ quan. Tuy nhiên, tục rước tượng và kéo chữ đã bị thất truyền. Đền Dâu có những nghi thức thờ cúng cơ bản như hầu bóng, tôn lô nhang và trình đồng để cầu mong đức Thánh Mẫu và chư vị thần thánh ban phước lành, an yên và tài lộc cho con dân trăm họ. 

Theo tục lệ của Lễ hội đền Dâu, trước khi đến dâng lễ cầu an ở đền Dâu, bạn phải ghé qua đền Quán Cháo trình tên tuổi trước cửa cha, cửa mẹ. Khi bước vào đền Dâu, bạn phải khấn vái trước bát hương lớn đặt bên ngoài đền. Đây là nghi lễ chứng xin các quan cai quản đền Dâu chứng giám và tiếp độ cho gia tiên dòng họ.

Sau đó, để tỏ lòng thành kính bạn sẽ dâng mâm lễ với những lễ vật thật đẹp và mang ý nghĩa nhất lên bàn thờ tại cung giữa. Mâm lễ vật được bao gồm hoa quả, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền vàng bạc, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ và quanh oản nghệ thuật màu sắc lộng lẫy. Tiếp đến, bạn sẽ thắp hương và đọc bài văn khấn. Đến khi hết một tuần hương bạn có thể khấn, vái lạy xin Thánh Mẫu cho hạ lễ. 

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: