-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Đền Mẫu Âu Cơ

Sunday,
07/08/2022
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Chia sẻ kiến thức
Đền Mẫu Âu Cơ - Di Tích Đền Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ
Hương Xưa Đức Thụ
Đền Mẫu Âu Cơ - Di Tích Đền Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ là nơi thờ Mẹ Âu Cơ, được xây dựng từ thời Hậu Lê, nằm trên địa phận xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, Việt Nam.
Âu Cơ có lần đã đến vùng đất khi đó là trang Hiền Lương, quận Hạ Hòa, trấn Sơn Tây và cho các con cháu khai hoang, lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải. Khi trang ấp ở Hiền Lương đã ổn định, phát triển, bà Âu Cơ lại cùng các con cháu đi khai phá các vùng đất mới. Sau này, bà đã quyết định trở về sống với Hiền Lương, nơi gắn bó nhất với cả cuộc đời bà.
Tương truyền, ngày 25 tháng 12 năm Nhâm Thìn, Bà Âu Cơ cùng bày tiên nữ đã bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa. Sau này, nhân dân trong vùng đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói tưởng nhớ công ơn của bà đối với toàn dân tộc Việt Nam.
Hình ảnh bên trong khuôn viên đền mẫu âu cơ
Đền Mẫu Âu Cơ dưới triều vua Lê Thánh Tông năm 1465, vua đã ra chiếu chỉ phong thần, cấp tiền, xây dựng thành Đền Mẫu Âu Cơ như ngày nay, giao cho nhân dân xã Hiền Lương thờ phụng. Thế kỷ 15, triều đình Hậu Lê đã phong sắc và cho xây dựng đền, thế kỷ 19 nhà Nguyễn một lần nữa lại phong sắc công nhận đền Mẫu Âu Cơ.
Ngày 3/8/1991, đền Mẫu Âu Cơ đã được Bộ Văn hóa – Thông tin nước CHXHCN Việt Nam cấp bằng công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Đền Mẫu Âu Cơ là một công trình nghệ thuật kiến trúc có giá trị cao với các kết cấu kiến trúc đền chùa cổ, các pho tượng quý như tượng Âu Cơ, tượng Đức Ông, các bức chạm quý và nhiều cổ vật vô giá. Khu vực đền là một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài khoảng 200m và chiều rộng khoảng 150m với tường cao bao quanh.
Hình ảnh trước đền thờ quốc mẫu âu cơ
Di Tích Đền Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ là một quần thể kiến trúc bao gồm: Đền chính thờ Mẫu Âu Cơ, nhà tả vu, nhà hữa vu, nhà bia, trụ biểu, tam quan… được thiết kế theo phong cách xây dựng truyền thống, xen lẫn tính hiện đại. Các họa tiết trên trống đồng Đông Sơn: Cột gỗ có thớt đá kê, tường xây gạch mộc đỏ, mái đền có đầu đao cong vút như cánh chim Lạc, trụ biểu đá giống như cây bút đang viết lên trời xanh… cho nhân dân ta vừa cảm giác gần gũi với mẹ vừa thiêng liêng cao quý.
Khi Ngọc Nương phu nhân sinh nàng Âu Cơ thấy có mây lành che chở, hương thơm toả ngát khắp nơi, là điềm “Tiên nữ giáng trần”. Lớn lên Nàng Âu Cơ rất xinh đẹp, “So hoa hoa biết nói, so ngọc, ngọc ngát hương”, chăm đọc chữ, giỏi đàn sáo, tinh thông âm luật.
Sau khi kết duyên, Lạc Long Quân đưa Âu Cơ từ động Lăng Sương về núi Nghĩa Lĩnh, Âu Cơ trở dạ sinh được một bọc trăm trứng nở thành một trăm người con. Khi các con lớn lên Lạc Long Quân nói với bà Âu Cơ “Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thuỷ hoả khó mà hoà hợp...bèn chia 50 người con theo mẹ lên núi, 50 người con theo cha xuống biển để lưu truyền đựơc lâu dài, về sau tất cả các con đều hoá thần.
Trong 50 người con theo mẹ thì người con đầu lên nối ngôi vua, lấy niên hiệu Hùng Vương thứ nhất, đặt tên là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, truyền 18 đời vua Hùng trị vì đất nước trong 2621 năm (Từ năm Nhâm Tuất 2879 đến năm 258 TCN).
Bà Âu Cơ cùng các con đi đến đâu cũng thu phục nhân tâm, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Trên con đường dài muôn dặm đó, một ngày kia Người đến trang Hiền Lương, quận Hạ Hoa, trấn Sơn Tây.Thấy phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, có núi cao đồng rộng, sông dài, có hồ nước trong xanh bát ngát, cỏ cây hoa lá tốt tươi, cá chim muông thú dồi dào. Người cho khai hoang lập ấp, dạy dân cấy lúa trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Giếng Loan, giếng Phượng, gò Thị, gò Cây Dâu...là những cái tên từ thủa xa xưa đến nay vẫn còn đọng mãi trong ký ức người dân nơi đây.
Khi trang ấp đã ổn định, người lại cùng các con lên đường đến các vùng đất mới. Đến khi giang sơn đã thu về một mối, bờ cõi biên cương được mở rộng, Người lại trở về với Hiền Lương, nơi người đã chọn để gắn bó cuộc đời của mình. Tương truyền ngày 25 tháng chạp năm Nhâm Thân, bà Âu Cơ cùng bầy tiên nữ bay về trời để lại dưới gốc đa một dải yếm lụa, ở đó nhân dân đã dựng lên một ngôi miếu thờ phụng, đời đời hương khói.
Hình ảnh bên trong thờ di tích quốc mẫu âu cơ
Đền Mẫu Âu Cơ Tưởng nhớ công lao của Mẹ Âu Cơ, đồng thời để bảo tồn, phát huy Tín ngưỡng thờ Mẫu đặc biệt là tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tháng 9-2001, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ được khởi công xây dựng trong khuôn viên Khu di tích và khánh thành vào tháng 1-2005. Kiến trúc đền theo kiểu chữ Đinh, quay theo hướng Đông Nam.
Tuy được xây dựng trong thế kỷ XXI nhưng đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ vẫn mang đậm nét truyền thống, mái cong hình thuyền, các cột cái, khung, sườn, mái, vách ngăn, đều được làm bằng gỗ lim, mái lợp ngói mũi hài, tường xây gạch Bát Tràng. Các họa tiết trang trí được mô phỏng theo các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn như hình ảnh người giã gạo, hình ảnh chim Lạc, nhà sàn, con thuyền...
Khi đến đền Tổ Mẫu Âu Cơ tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, đồng bào và du khách sẽ leo 553 bậc đá qua Tam quan, trụ biểu, nhà bia, lên tới đền chính, 2 bên có nhà tả vu, hữu vu. Trong hậu cung, là nơi đặt khám thờ có tượng mẹ Âu Cơ được đúc bằng chất liệu đồng, dát vàng bên ngoài. Tượng là sự kết tinh và hội tụ những nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Hiền dịu, phúc hậu, đoan trang, cùng với tâm thế bình dị, ung dung.
Hình ảnh nhìn từ ngoài vào đền mẫu âu cơ
Đền Mẫu Âu Cơ - Di Tích Đền Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ngày lễ chính của đền Mẫu Âu Cơ là ngày Tiên giáng mùng 7 tháng Giêng. Dân trong vùng từ lâu đã có câu ca lưu truyền: Mùng bảy trong tiết tháng Giêng, Dân Hiền lễ tế trống chiêng vang trời.... Lễ hội có lễ tế Thành Hoàng ở đình, rước kiệu từ đình vào đền, lễ dâng hương và lễ vật gồm 100 bánh ngọt, 100 phẩm oản, hoa quả. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày liên tục từ mùng 7-9 tháng Giêng. Ngoài đền diễn ra các trò chơi dân tộc như đu tiên, cờ người, chọi gà, tổ tôm… Ngày thứ ba là lễ rước kiệu từ đền trở về đình để kết thúc lễ hội chào mừng Tiên giáng.
Các ngày lễ khác trong năm: ngày 11-12 tháng Hai, ngày 12 tháng Ba, ngày 13 tháng Tám, ngày Tiên thăng 25 tháng Chạp
Theo nghi thức truyền thống, lễ vật thường có: Bánh chưng, bánh giằng, thủ lợn, ván xôi, trầu têm cánh phượng, hoa ngũ sắc... Không chỉ những ngày lễ trọng, vào các ngày trong năm, đặc biệt là vào 3 tháng mùa xuân, Đền Tổ Mẫu Âu Cơ đón rất đông đồng bào, du khách về thăm viếng, thắp hương thể hiện tấm lòng thành kính tri ân công đức của Mẫu Âu Cơ.
Map chỉ dẫn đến đền thờ quốc mẫu âu cơ:
Đền mẫu âu cơ không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ