Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Mẫu Dùm

Đền Mẫu Dùm
Saturday,
26/10/2024
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Mẫu Dùm - Ngôi Đền Dùm - Mẫu Dùm Tuyên Quang

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Mẫu Dùm - Ngôi Đền Dùm - Mẫu Dùm Tuyên Quang Đền Thượng chữ Hán là Thượng tự linh từ, xưa còn có các tên gọi khác là Sâm Sơn Phật Tự, đền Mẫu Dùm và các tên Nôm: Đền Tràng Đà, Đền Ghềnh Quýt, thuộc xóm 15, xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Ngôi đền là kiến trúc cổ, ngự ở sườn núi, lưng tựa vào Núi Dùm, trước mặt hướng theo dòng sông xuôi về phía Đền Hạ, đền Thượng thờ Mẫu Thoải là công chúa Ngọc Lân người em của công chúa Phương Dung.

Đền Mẫu Thượng cùng với Đền Hạ, đền Ỷ La tạo thành một cụm di tích thờ hai cô công chúa của vua Hùng, nơi đáp ứng nhu cầu thờ Mẫu của nhân dân trong vùng cũng như cộng đồng Việt Nam.

Lịch sử Về lịch sử xây dựng đền, dựa vào dòng chữ được khắc ở câu đầu trong đền ghi rõ thời gian: “Tuế thứ Đinh Hợi niên thập nguyệt nhị thập bát nhật, hoàng đạo thời, thụ trụ thượng lương”, dịch nghĩa: Ngày 28 tháng 10 năm Đinh Hợi (1767), đặt cây nóc vào giờ Hoàng đạo. Chính thức thành lập từ thế kỳ XVIII. Thần tích đền Thượng cùng chung xuất xứ với đền Hạ.

Đền Mẫu Dùm Đây là hai nàng công chúa con Vua Hùng qui hoá linh ở xứ Tuyên. Triều vua Minh Mệnh, trong lần dẫn quân đi dẹp loạn Nông Văn Vân, tướng quân Lê Văn Đức đã làm lễ cầu đảo ở hai ngôi đền này. Dẹp loạn xong, nhà vua ban cấp sắc phong cho từng vị nương Thần ở đền Hạ và đền Thượng. Trải qua nhiều năm lịch sử, ngôi đền đã bị hư hỏng nặng và đã được trùng tu nhiều lần và giữ được kiến trúc như hiện nay. Kiến trúc Đền Thượng nằm ở vị trí gần thác Ghềnh, khuôn viên rộng, có nhiều cây cối xung quanh, trước đền là dòng sông Lô. Kiến trúc cổng cũ của đền gồm hai cột trụ có bề ngang dày, mái vòm, ở dọc thân hai cột có khắc dòng chữ Hán.

Phía trên cổng được xây dựng thêm 1 tầng gồm 2 tầng 8 mái, các mái làm giả bằng xi măng, các đầu đao uốn cong, bề mặt tầng 2 tiếp giáp với tầng 1 được chạm khắc chữ Hán “氯瑞山江” nghĩa: “Giang sơn Thụy An” Núi sông an lành, ở khoảng giữa của hai tầng mái có khắc chữ “1801”. Trên bờ nóc mái gắn hình 2 rồng chầu mặt nguyệt. Ngày nay đền đã được tu sửa và xây dựng lại các kiến trúc mới, cổng Tam Quan mới hiện nay gồm 4 cột trụ cao tạo thành cổng, trên các cột có trang trí hoạ tiết hoa văn, rồng, cổng để trần. Qua cổng là dãy bậc thang cao dẫn đến đền phía trên, các gian thờ tự được xây dựng rất đồ sộ, từ cột cho đến các bờ lan can hay các bậc thềm đều được xây dựng bằng đá.

Các toà nhà làm kiểu 2 tầng 8 mái và 1 tầng, lợp ngói đỏ, các cánh cửa đều làm từ gỗ, được làm dạng bức bàn. Điểm nhấn đặc biệt của đền Thượng là ở các tòa đều tập trung trang trí dày đặc hình rồng, con xô, con kìm trên các đầu đao và bờ nóc mái, gắn đèn tạo hình ảnh lung linh, huyền ảo vào ban đêm. Bên trong thờ tự được trang trí lộng lẫy, cấu trúc nhà đều được làm từ gỗ, các đồ thờ sơn, câu đối, cửa võng chạm lộng, các bức hoành phi tất cả đều được sơn thếp vàng, trang trí dày hoa văn, hoạ tiết. Lễ hội Đền Mẫu Thượng cùng với Đền Hạ, đền Ỷ La tạo thành một cụm di tích thờ hai cô công chúa của vua Hùng là Phương Dung Công Chúa và Ngọc Lân Công Chúa tại thành phố Tuyên Quang. Chính vì vậy, phần lễ hội rước Mẫu trong năm của 3 đền có liên quan đến nhau.

Ngôi Đền Dùm Theo tương truyền, hàng năm công chúa Ngọc Lân dời bái đường về thăm chị là Phương Dung Công Chúa ở Hiệp Thuận Linh từ trong lễ rước uy nghi kèm theo những điệu múa lời ca, từ đó lễ hội rước mẫu chung của 3 ngôi đền này được diễn ra duy trì cho đến ngày nay. Ngoài lễ hội chính, hàng năm, đền Thượng còn tổ chức nhiều ngày lễ khác như: Lễ khai bút vào ngày mùng 2 tháng giêng âm lịch; lễ thượng nguyên vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch. Vào các ngày lễ, đền Thượng thu hút được đông đảo du khách thập phương trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, chiêm bái và cầu nguyện. Di vật Đến nay đền Thượng còn lưu giữ được những di vật quý giá như: chuông đồng, khánh đồng, bia đá, tượng, bát hương.

Đặc biệt là 12 bản sắc phong (5 bản nguyên vẹn, 7 bản trùng biên) từ triều Lê đến Triều Nguyễn. Đây được coi là di tích có nhiều nhất sắc phong Thần của vua ban tặng, sắc phong của 9 vị vua (Cảnh Hưng, Chiêu Thống, Cảnh Thịnh, Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh, Thành Thái, Khải Định): Sắc phong của vua Cảnh Hưng năm thứ tư (1743): “Sắc ban cho Đệ Nhị Lân Ngọc Nữ Thủy Tinh Công Chúa: Phẩm hạnh của nàng quý như ngọc Quỳnh Dao, phong tư thơm ngát như hoa lan hoa huệ, thuần vững vàng chân chính lớn lao mẫu mực; gương sáng băng hồ tốt đẹp; ngầm giúp vận lớn như đuốc ngọc âu vàng hiển linh, tò rõ linh ứng thần công. Theo nghi thức nâng cao điển lễ.

Đền Mẫu Dùm - Ngôi Đền Dùm - Mẫu Dùm Tuyên Quang Nhân dịp vua mới lên ngôi, trông coi chính phủ, có lễ đăng trật, thuận ý gia phong thêm 3 mĩ tự là: Đệ Nhị Lân Ngọc Nữ Thuỳ Tinh Đoan Trang Thuận Chính Trinh Thục Công Chúa. Triều vua Cảnh Hưng ngày 26/ 7 năm thứ bốn mươi tư”. (Bản dịch của Trần Mạnh Tiến). Sắc phong của Vua Cảnh Thịnh năm Bính Thìn (1796) ví Ngọc Lân như hải đào linh thiêng, biến hồ khôn sánh. Vua Minh Mệnh hai lần phong sắc: Lần thứ nhất vào năm Tân Tỵ (1821) phong cho Thần là Quang Nhuận, lần thứ hai vào năm Ất Mùi (1835) nhắc đến việc cho quan quân đi đánh dẹp, vào cầu đào ở đền được linh ứng và phong thêm cho Thần là Quang Nhuận Hiệu Linh.

Vua Thiệu Trị trong năm Giáp Thìn (1844) hai lần ban sắc cho đền Thượng: Lần thứ nhất (11/7) gia phong mĩ tự: Cương Kiện; lần thứ hai (12/ 8) thêm mĩ tự Hanh Thông. Vua Tự Đức cũng hai lần ban cấp sắc phong cho Đền Thượng: Lần thứ nhất vào năm Canh Tuất (1850); lần thứ hai vào năm Canh Thìn (1880) được phong thêm là Nhàn Uyển. Vua Đồng Khánh năm Đinh Hợi (1887) gia phong cho Thần là Dực Bảo Trung Hưng Vua Thành Thái năm Canh Dần (1890) tặng thêm mĩ tự: Trai Thục trung đẳng Thần. Vua Khải Định năm Quý Hợi (1923) tặng thêm:

Trang Vi thượng đẳng Thần. Những bản sắc phong là sự minh chứng cho vai trò đặc biệt quan trọng của ngôi đền với các triều đại phong kiến, hơn nữa còn là tư liệu quý giá khẳng định sự tồn tại lâu đời của ngôi đền trong niềm kính trọng của nhân dân Tuyên Quang. Du khách thập phương thường đến dâng hương nhang vào dịp lễ tết đâu xuân năm mới.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: