Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Phù Đổng

Đền Phù Đổng
Wednesday,
08/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Phù Đổng - Phù Đổng Thiên Vương - Đền Thờ Thánh Gióng

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Phù Đổng - Phù Đổng Thiên Vương - Đền Thờ Thánh Gióng Ngôi đền nằm ở xã Phù Đổng, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội. Đền còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ (đền mẫu) thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng.

Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho dựng đền, đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Tam quan đền khá lớn, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Trước cổng là một sân rộng, nhìn sang một thủy đình ở giữa một hồ nước, cạnh một gốc đa cổ thụ. Thủy đình là nơi diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước.

Di tích kể lại Thánh Gióng là một trong bốn vị thánh bất tử của tín ngưỡng dân gian người Việt, gọi là Tứ bất tử (Sơn tinh là vị thần núi Tản Viên Ba Vì, núi tổ của các núi ở Việt Nam, tượng trưng cho ước vọng chinh phục tự nhiên; Phù Đổng Thiên Vương hay Thánh Gióng, tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm; Chử Đồng Tử hay Chử Đạo Tổ, tượng trưng cho lòng hiếu nghĩa, hôn nhân và sự giàu có; Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cuộc sống tinh thần, đức hạnh, trí tuệ).

Đền Phù Đổng

Hình ảnh đền phù đổng chụp ngoài khuôn viên rất đông du khách đến

Đền Phù Đổng Theo truyền thuyết, Thánh Gióng vốn người làng Giáp Ban (làng Gióng), phía Đông chùa Kiến Sơ. Bà mẹ tuổi cao nhưng vẫn chưa có con. Một hôm thăm vườn, bà giẫm vào một vết chân lớn, sau đó có thai và sinh ra  Gióng.Gióng lên 3 tuổi mà vẫn không biết nói, cười. Vào thời Hùng Vương thứ 6, nước Việt ta bị giặc Ân phương Bắc xâm lược. Vua sai sứ giả đi rao mõ cầu người hiền tài để cứu nước.

Nghe thấy tiếng mõ rao, Gióng bật dậy, nhờ mẹ ra mời sứ giả vào. Rồi Gióng vươn vai đứng dậy, cao lớn khác thường và cất tiếng nói: “Về tâu với vua cho đúc ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để ta đánh giặc”. Sứ giả về truyền lại, vua mừng rỡ, ra lệnh đúc các thứ đem tới. Gióng mặc áo giáp, lên ngựa ra trận, vung roi sắt đánh giặc. Roi sắt bị gẫy, Ngài nhổ tre để đánh. Giặc Ân thua chạy. Sau khi dẹp xong giặc. Ngài  lên đỉnh núi Vệ Linh (huyện Sóc Sơn, Hà Nội), cởi áo giáp để lại, rồi cưỡi ngựa bay về trời.

Đền Phù Đổng

Hình ảnh đền phù đổng thiên vương trước ngày lễ hội

Phù Đổng Thiên Vương Để ghi nhớ công ơn, người dân Việt tôn Ngài là người nhà Trời – Phủ Đổng Thiên Vương, là Đức Thánh chủ về đức tin chống giặc ngoại xâm. Vua cho xây đền thờ Thánh ở làng Gióng và ban hành tổ chức ngày Hội Gióng vào ngày 9/4 âm lịch hàng năm. Đền Phù Đổng còn được gọi là đền Thượng, tương truyền được dựng trên nền nhà cũ của Thánh Gióng, bên trong đê sông Đuống, còn đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng nằm ngoài đê, gần nơi được cho là có dấu chân khổng lồ mà bà đã ướm thử rồi sinh ra Thánh Gióng.

Năm 1010 khi rời đô về Thăng Long, Lý Thái Tổ đã cho tu bổ đền. Đền Gióng đến nay đã được trùng tu nhiều lần. Đền Phù Đổng ngày nay quay hướng Nam, trông ra sông Đuống, có bố cục tương tự như các ngôi đền vùng Đồng bằng Bắc Bộ, gồm các hạng mục: Thủy đình, Nghi môn, Sân trong và nhà Bia, Phương đình, Tiền đường, Trung đường, Hậu đường, Tả Hữu mạc và các công trình phụ trợ.

Kiến trúc đền phù đổng Thủy đình và Nghi môn Trước cổng đền là một sân rộng, nhìn sang ao, có tên là Ao Rối, bởi nơi đây hàng năm mỗi khi vào hội làng đều tổ chức biểu diễn rối nước. Trong ao, dưới bóng cây đa cổ thụ cành lá sum suê, là ngôi Thuỷ đình. Thuỷ đình được dựng theo kiểu “mái chồng” từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17).

Đền Phù Đổng

Hình ảnh trước đền phù đổng được chụp từ trên cao

Đền Phù Đổng - Phù Đổng Thiên Vương - Đền Thờ Thánh Gióng bên trong đình có nhiều bức chạm tinh xảo trên gỗ, với đề tài là những cảnh sinh hoạt dân gian: chăn dê, người thổi ống xì đồng... Thủy đình là nơi trình diễn ra các trò chơi dân gian và múa rối nước. Nghi môn của đền khá lớn, gồm Tam quan, trên có gác, mở thêm hai cửa nhỏ hai bên tạo thành Ngũ môn. Trên bậc thềm là hai con rồng đá, tạc vào năm 1705. Mặt trước, tại hai trụ giữa cổng đền có đôi câu đối, dịch nghĩa: Ngựa sắt vượt cung mây, núi cao rạng rỡ ánh thiêng, ngàn năm nhìn ngắm; Rồng đá chầu gác nước, đền lớn nguy nga vẻ đẹp, muôn thuở tôn sùng.

Lễ hội chính của đền là hội Gióng. Lễ hội diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch hàng năm (ngày hội chính là ngày 9/4). Hội Gióng được tổ chức quy mô hơn (5 năm một lần, vào các năm kết thúc là 0 hoặc 5) được gọi là hội chính, các năm còn lại được gọi là hội lệ.

  • Mùng bảy hội Khám
  • Mùng tám hội Dâu
  • Mùng chín đâu đâu cũng về hội Gióng

Năm nay, Hội Gióng tổ chức theo hội lệ, đủ 4 ông Hiệu: Hiệu Cờ, Hiệu Trung Quân, Hiệu Trống, Hiệu Chiêng. Chiều mùng 7 âm lịch, các ông Hiệu tổ chức khám đường, chiều mùng 8 âm lịch tổ chức rước cỗ từ đền Mẫu về đền Thượng, ngày mùng 9 (chính hội) tổ chức kéo hội, đánh cờ trận tại bãi Soi Bia, ngày mùng 10 lễ tạ. Tại lễ hội còn diễn ra các trò chơi dân gian, văn nghệ phục vụ nhân dân trong vùng và khách thập phương đến dâng hương tế lễ rất đông đảo.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: