Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Quán Cháo

Đền Quán Cháo
Sunday,
10/09/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Quán Cháo - Đền Tiên Núi Cháo - Thành Phố Tam Điệp

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Quán Cháo - Đền Tiên Núi Cháo - Thành Phố Tam Điệp Truyền thuyết cho rằng nơi đây là nơi Thánh Mẫu hiển linh giúp Vua Quang Trung lúc đưa quân ra dẹp quân Thanh. Đền còn có tên chữ là Chúc Sơn Tiên Từ (nghĩa là: Đền Tiên núi Cháo) thờ Liễu Hạnh Công chúa  Đền Quán Cháo thờ Mẫu Liễu Hạnh.

Đền gắn liền với sự tích tiên nữ dâng cháo cho quân lính Tây Sơn trước giờ xung trận. Nói đến đền Quán Cháo, không thể bỏ qua chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung. Trận đại phá quân Thanh như một hào quang sáng rực trong lịch sử nước nhà. Di tích lịch sử đền Quán Cháo gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu đã biến thành cô gái bán hàng cháo, để dâng cháo cho quân lính Tây Sơn và cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách. Đến nay trong dân gian còn truyền tụng câu ca đồng giao.

"Ăn trầu nhớ miếng cau khô
 Trèo lên Ba dội nhớ cô bán hàng."

Đền Quán Cháo

Hình ảnh trước cửa đền quán cháo

Đền Quán Cháo nằm trong cụm di tích Đền Dâu - Quán Cháo. Đền Quán Cháo cũng là nơi thờ Mẫu Liễu Hạnh. Đền Dâu chỉ cách đền quán Cháo hơn 1 km. Đền Dâu cũng nằm sát đường quốc lộ 1A. Đền Dâu cũng gắn với sự tích hóa thân của thánh mẫu vào người con gái bản địa để dạy nhân dân trồng dâu nuôi tằm. Hai ngôi đền đều gắn bó với các truyền thuyết vừa hư vừa thực về sức mạnh và niềm tin của thiên nhiên vào cuộc sống con người, là minh chứng về vai trò của người dân Tam Điệp đối với nghĩa quân Tây Sơn trong chiến thắng Thăng Long lịch sử. Là cái gạch nối giữa cố đô Hoa Lư xưa với thủ đô Hà Nội.

Di tích lịch sử đền Quán Cháo gắn liền với huyền thoại Thánh mẫu đã biến thành cô gái bán hàng cháo, để dâng cháo cho quân lính Tây Sơn và cứu giúp những người cơ nhỡ độ đường và ứng đối thơ phú với bao nhiêu tao nhân mặc khách. Nhờ vậy nghĩa quân Tây Sơn thêm mưu trí, dũng mãnh chiến đấu, quét sạch quân xâm lược. Chỉ trong 5 ngày xuất quân, 5 đạo quân Tây Sơn đã đánh tan 29 vạn quân Mãn Thanh.

Đền Quán Cháo

Hình ảnh trước lối vào đền quán cháo

Đền Tiên Núi Cháo Lịch sử có ghi lại về trận đánh nổi tiếng này như sau, ngày 21/12/1788, vua Quang Trung sau khi lên ngôi hoàng đế đã ra lệnh cho quân Tây Sơn hành quân thần tốc ra Tam Điệp để tập hợp cùng với quân Bắc Hà (do Ngô Văn Dở và Ngô Thì Nhậm chỉ huy).

Chỉ trong vòng 10 ngày, quân ta đã ngụ binh tại Tam Điệp và Bỉm Sơn. Nhân dân kể lại rằng trong 10 ngày, cả đoàn quân đã được ăn cháo thần của các tiên nữ, vì vậy mà họ được tăng thêm sức mạnh, thêm mưu trí, sự dũng mãnh để đánh đuổi, dẹp tan quân thù. Sau khi đại thắng quân Thanh làm nên chiến thắng lịch sử Đống Đa, nghĩa quân Tây Sơn nhớ ơn người đã nấu cháo nên đã về thăm lại nơi xưa thì ngỡ ngàng không thấy quán cháo và những người đã nấu cháo đâu nữa.

Để bày tỏ lòng thành nhớ ơn các tiên nữ – người đã nấu cháo thiết đãi đoàn quân trước khi lâm trận, vua Quang Trung đã ra sắc lệnh cho người lập đền thờ ghi công những người đã dâng cháo cho nghĩa quân. Từ nền móng đền thờ đầu tiên ấy, nhân dân địa phương đã xây dựng nên đền và đặt tên đền theo đúng thần tích này đó là đền Quán Cháo.

Đền Quán Cháo

Hình ảnh bên trong đền quán cháo thờ mẫu liễu hạnh

Đền Quán Cháo - Đền Tiên Núi Cháo - Thành Phố Tam Điệp Ban đầu, đền Quán Cháo chỉ là một miếu nhỏ bên đường để người dân đến dâng hương. Tuy nhiên, vào năm Tự Đức thứ 7 – năm 1854, Tuần phủ Ninh Bình Tôn Thất Tĩnh đã công đức và cho trùng tu đền, cho đến nay diện mạo của đền vẫn được giữ nguyên.

Trong đền được chia làm 3 cung thờ: Cung Đệ Tam – thờ công đồng Tứ Phủ; Cung Đệ Nhị – Thờ Chúa Bản Đền; Cung Cấm – thờ tượng Mẫu Liễu Hạnh. Tại cung Đệ Nhị, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 4 cột đá xanh nguyên khối, chạm long phụng tinh xảo.

Vào 15 tháng Giêng hàng năm, cùng với lễ hội đền Dâu, lễ hội đền Quán Cháo được bắt đầu và kéo dài đến hết ngày 3/3 Âm lịch (ngày kỵ của Mẫu Liễu). Mặc dù đến rằm tháng Giêng hội mới bắt đầu nhưng từ những ngày đầu tiên của Năm Mới, du khách thập phương đã nô nức đến đền, dâng hương cầu cho một Năm Mới an khang, thịnh vượng. Người dân địa phương thường tế lễ ở đền Quán Cháo trước, sau đó rước ngai thờ cùng tượng Thánh Mẫu về đền Dâu để mở hội.

Hiện nay tục rước tượng và kéo chữ “Mẫu Nghi Thiên Hạ”, “Thiên Hạ Thái Bình” và “Lý Nhân vi mỹ” đã không còn được thực hiện nữa, phần lễ chỉ còn lễ tế và tế nữ quan. Bên cạnh đó, đền Quán Cháo trong mùa lễ hội cũng có tổ chức hầu đồng, dâng hương nhang cầu bình an, tốt lành cho muôn dân, trăm họ.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: