Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Rừng

Đền Rừng
Sunday,
26/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Rừng - Ngôi Đền Rừng Gia Lâm - Đền Rừng Hà Nội

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Rừng - Ngôi Đền Rừng Gia Lâm - Đền Rừng Hà Nội Tĩnh tại bên bờ sông Hồng, đền thuộc làng Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội, từ lâu đã trở thành điểm đến linh thiêng, nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt tâm linh của người dân địa phương cũng như khách thập phương.

Tuy không thuộc khu vực cửa sông sầm uất, không phải đoạn sông trên bến dưới thuyền mà chỉ tọa lạc tại khúc sông bình lặng nhưng đền Rừng lại sở hữu địa thế đẹp vô cùng, mặt hướng ra dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa và xung quanh là những thửa ruộng xanh tốt. Không gian thoáng đãng, linh khí hội tụ, khu vực này cũng có nhiều di tích như Đền Đức Ông, Đền Mẫu Thoải, Đền Núi, tạo thành một quần thể tâm linh vô cùng nổi tiếng với du khách trong vùng và thập phương.

Đền Rừng thờ Mẫu Thượng Ngàn - Nhị vị Chùa Bà và thờ vọng ông Bẩy “Bảo Hà". Theo bút tích ghi lại, người có công đầu tiên xây dựng từ năm 1859 là cụ Phạm Thị Gái. Cụ Gái đã trụ trì nơi đây 50 năm, trải qua 7 đời, trụ trì nay là bà Đặng Thị Nhiễu. Ngôi đền được tọa lạc chính trên quê hương của Thái Úy Việt Quốc Công Lý Thường Kiệt.

Đền Rừng

Hình ảnh trước cổng vào đền rừng

Đền Rừng được có 7 Cung bao gồm: nhà Tổ (thờ thần linh, Thổ địa, chủ nhang đồng đền qua các thời kỳ) ; Cung Công Đồng; Cung Tam Tòa Thánh Mẫu; Cung Chúa Bà; Cung Quan Tam; Cung Sơn Trang, ngoài trời là Mẫu bán thiên và lầu Cô lầu Cậu. Tất cả các Cung đều được bày trí uy nghi, sang trọng theo đúng nghi thức đạo Mẫu Việt Nam. Chính cung của đền thờ Nhị vị Chúa - bà Chúa thượng Ngàn và Chúa thượng Thiên.
Diện tích đền rộng hơn 4000 m2, các cung được mở rộng với diện tích 300 đến 400m2/1 cung.

Đúng như tên gọi Tứ vị phủ, Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng cho biết: “Đền Rừng thờ bốn vị Thánh – Thần, đó là: Thành hoàng làng, Linh lang Đại vương, Chúa Bà bản đền, và một vị tướng quân”.

Xưa kia đền có tên là đền Dừng, nghĩa là Dừng chân, bởi người ta cho rằng, đền tọa lạc ở vị trí trên bến dưới thuyền, những người qua đây, đặc biệt là giới thương nhân, thường dừng chân, vào đền lễ Thánh cầu bình an, thuận buồm xuôi gió, vạn sự tốt lành. Qua thời gian, đền mới có tên là đền Rừng như hiện nay.”

Rừng ở đây là Rừng núi. Có thể các cụ xưa kia đặt tên đền Rừng là do khu vực này trước đây rất thấp và có rất nhiều cây cối - nơi liên quan gắn bó với sông nước nghìn năm lâu đời, nơi khiến nảy sinh điều mong ước, nguyện cầu của cư dân ở chỗ “sát sạt” sông nước này, đó là: được sự tạnh ráo như trên cao, trên rừng.”

“Rừng” - cái tên rất Việt - chứ không phải “Lâm” như theo ngôn từ, ngữ nghĩa Hán. Cái chất dân gian ấy như khẳng định chất Việt riêng của đền. Tuy đây không phải là điểm khởi nguồn, không phải nơi xuất thế của đức mẹ vô lượng, song, vượt thác ghềnh của lịch sử, Mẹ Rừng như đã thổn thức dẫn dắt chúng đồ về miền đức hạnh. Ngoài tên “Rừng”, theo Nghệ nhân Ưu Tú Nguyễn Tất Kim Hùng: “Đền còn được biết đến với tên gọi Gia Thượng Linh từ và Tứ vị phủ. Tên gọi Tứ vị phủ xuất phát từ việc phụng thờ các vị Thánh của đền”.

Đền Rừng

Hình ảnh bên trong đền rừng thờ cac vị thánh thần

Ngôi Đền Rừng Gia Lâm lịch sử theo ghi chép trong các sắc phong, đây đều là những người có công với dân với nước được thần thánh hóa và được nhân dân tôn thờ, tri ân công đức đồng thời nguyện cầu mưa thuận gió hòa, cuộc sống bình an, ấm no. Trong cung cấm có ban thờ Đức Thượng Đẳng. Không ai biết rõ chính xác danh tính của vị này nhưng đa số tin rằng đó chính là Linh Lang đại vương và tôn tượng trong cung cấm là Thượng Đẳng Thần Linh Lang.

Về Nhị vị Chúa bà bản đền, việc phụng thờ các bà có thể được coi như một sự tiếp nối mạch nguồn của tín ngưỡng dân gian thờ nữ thần, thờ vị thần bảo hộ dân chúng, và cả những đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu… Trong cung thờ có tôn tượng Nhị vị Chúa bà, song, danh tính của các Ngài vẫn còn là ẩn số. Ông Phạm Duy Quang cho rằng, muốn xác định thân thế của hai bà, có thể cần đến các biện pháp nghiệp vụ, thực hiện trên chính tôn tượng các bà để tìm dấu tích do người tạc tượng để lại.

Kiến trúc cổng Tam quan là khoảng sân rộng, rợp mát bóng cây xanh, khiến con người như được hòa mình với thiên nhiên, sự yên ả, không khí trong lành, thoảng hương trầm, đưa khách hành hương vào sự tĩnh tại. Trải qua nhiều lần tu sửa, nâng cấp, với sự ủng hộ của bà con nhân dân bản địa và du khách thập phương, đặc biệt là sự nỗ lực của ban Quản lý đền, đến nay đền Rừng có quy mô rộng rãi, thoáng mát với nhiều cung lớn.

Trên diện tích hơn 4.000m2, quy mô lớn, đền Rừng xây dựng khá tập trung và gọn gàng với 7 cung, mỗi cung rộng gần 400m2, bao gồm: nhà Tổ thờ thần linh, Thổ địa, Chủ nhang đồng đền qua các thời kì; Cung Công Đồng, cung Tam Tòa Thánh Mẫu; Cung Chúa Bà; Cung Quan Tam; cung Sơn Trang; ngoài trời là Mẫu bán thiên và lầu Cô lầu Cậu. Trong đó, chính cung là nơi thờ Nhị vị Chúa Bà ở cung trong, mà theo một số nghiên cứu, tên đền Rừng được đặt từ khi có đền thờ Nhị vị Chúa bà.

Cung ngoài thờ Mẫu Tứ Phủ, theo ông Lê Đình Hải, Trưởng Tiểu ban Quản lý Di tích Cụm dân cư Gia Thượng, phường Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội: “Cung thờ Mẫu Tứ Phủ về sau này mới được đưa vào phối thờ do nguyện vọng và sự đóng góp, cung tiến của bách gia trăm họ”.

Đền Rừng

Hình ảnh khuôn viên ngoài đền rừng

Đền Rừng - Ngôi Đền Rừng Gia Lâm - Đền Rừng Hà Nội Nói về “tuổi đời” của đền Rừng, tính tới thời điểm này, cung thờ Tứ vị linh từ đã có khoảng 250 năm, còn cung thờ nhị vị Chúa Bà cũng đã trên dưới 160 năm tuổi, trải qua nhiều thay đổi nhưng ngôi đền vẫn còn lưu giữ được nhiều vật phẩm từ xa xưa. Điển hình là 3 bát hương gốm có từ thời Lê trong cung cấm thờ Đức Thượng Đẳng ước tính tuổi đời khoảng 250 năm, hay bộ bát hương cổ ở ban thờ Mẫu bán thiên cũng được làm cùng thời kì với bộ bát hương trong cung cấm, chỉ chênh lệch một vài chục năm.

Hay chiếc cổng cũ đã bị sụt lấp nhưng vẫn còn phần mào ở phía trên, có ghi rõ “Tứ vị phủ”, nội dung câu đối trên cổng xưa được sao chép lại trên chiếc cổng mới được làm vào năm 2008.

Với nỗi lực của địa phương cũng như sự đóng góp của du khách thập phương, đền Rừng ngày càng khang trang nhưng vẫn giữ được sự linh thiêng và đậm nét văn hóa. Các quy định của đền cũng hết sức nghiêm ngặt, quy định rõ về nếp sống văn hóa, văn minh và đặc biệt là quy định về lễ nghi đối với các thanh đồng về làm lễ dâng hương phải đúng lễ nghi, không lãng phí, không được mượn các giá đồng để trục lợi, lợi dụng niềm tin của người dân để truyền bá mê tín dị đoan.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: