Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Thờ Đức Ông

Đền Thờ Đức Ông
Monday,
27/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Thờ Đức Ông - Trần Quốc Nghiễn - Đền Đức Ông Quảng Ninh

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Thờ Đức Ông - Trần Quốc Nghiễn - Đền Đức Ông Quảng Ninh là vùng đất có mối quan hệ mật thiết với 175 năm lịch sử của triều đại nhà Trần (1225-1400), được chính sử ghi là quê gốc nhà Trần, khi các vị vua mất đều đưa về quê hương an táng, thờ phụng, mà dấu vết còn lại là rất nhiều những di tích lăng mộ, đình, đền, miếu, nghè thờ các vị hoàng đế, tướng lĩnh nhà Trần. Một trong đó là Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, cháu ruột vua Trần Thái Tông.

Năm 1282, ông kết hôn với công chúa Thiên Thụy, trở thành Phò mã của vua Trần Thánh Tông. Ông là vị tướng tài giỏi, văn võ song toàn, một người con tận hiếu, bề tôi tận trung.

Theo Đại Việt Sử ký toàn thư: Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con là Hưng Vũ Vương: “Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào?” Trần Quốc Nghiễn thưa: “Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ”. Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng thưa:

Đền Thờ Đức Ông

Hình ảnh lối vào đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn

Đền Thờ Đức Ông “Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ” (với ý đồng thuận cho cha cướp ngôi vua, theo di chúc miệng của ông nội - An Sinh Vương Trần Liễu, người đã “nổi loạn” để giành ngôi vua nhưng bất thành), Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: “Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra” và định giết Quốc Tảng. Hưng Vũ Vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn con trai cả: “Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông, Trần Quốc Nghiễn cùng với cha Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần lập nhiều chiến công vang dội. Trong dịp định công dẹp giặc Nguyên vào tháng 4 năm Kỷ Sửu (1289), triều đình tiến phong Hưng Đạo Vương làm Đại Vương, Hưng Vũ Vương làm Khai Quốc công, Hưng Nhượng Vương làm Tiết độ sứ. Sau chiến thắng giặc Nguyên, Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn về xã Chung Mỹ, huyện Thuỷ Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương (nay là huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng) chiêu tập lưu dân làm ăn yên ổn. Khi ông mất được lập đình thờ phụng là Thành hoàng.

Đền Thờ Đức Ông

Hình ảnh trước cổng đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn

Trần Quốc Nghiễn Với vùng đất Quảng Ninh dấu ấn của ông không rõ nét như người em là Hưng Nhượng Vương Trần Quốc Tảng, nhưng trong chiến công chung của quân dân nhà Trần, đặc biệt là trận chiến trên sông Bạch Đằng lần thứ 3 năm 1288 không thể thiếu công lao của ông. Để ghi nhớ công lao dẹp giặc tại vùng Đông Bắc Tổ quốc, nhân dân đã lập một ngôi đền nhỏ dựng bên núi Bài Thơ.

Theo sử sách, đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được xây dựng tại đây vào khoảng cuối thế kỷ XIII, đền trải qua nhiều lần trùng tu, theo văn bia trùng tu tại Đền, thì vào năm Quý Sửu (1913) các chủ thuyền thường hay qua lại đây phục dựng lại đền để tưởng nhớ công lao của ông. Đền có tên chữ là Phúc Linh từ (Đền Phúc Linh) nay thuộc phường Hồng Gai, TP Hạ Long. Đây là một ngôi đền nhỏ, có vị trí đẹp, trên nền đất cao, mặt hướng ra Vịnh Hạ Long, có kiến trúc kiểu chữ đinh gồm 3 gian bái đường và 1 gian hậu cung.

Đền Thờ Đức Ông

Hình ảnh lễ hội đền thờ đức ông Trần Quốc Nghiễn

Đền Thờ Đức Ông - Trần Quốc Nghiễn - Đền Đức Ông Quảng Ninh Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí... Ngày nay, đền nằm trong Cụm di tích núi Bài Thơ - chùa Long Tiên được Bộ Văn hoá - Thông tin và Thể thao xếp hạng Di tích lịch sử, danh thắng cấp quốc gia năm 1992.

Lễ hội đền Đức Ông Trần Quốc Nghiễn được phục dựng lại từ năm 2008. Hàng năm, cứ đến độ cuối tháng 3 âm lịch, nhân dân trong vùng lại nô nức về đây dự hội tế lễ dâng hương và đã trở thành nét văn hoá truyền thống của người dân nơi đây. Phần lễ bao gồm lễ mục dục, lễ bạch văn khai hội,  lễ tế thánh tại đền Đức Ông, sau đó rước kiệu long ngai bài vị Đức Ông từ đền qua đường 25-4, đến đường Lê Thánh Tông, dừng lại ở chùa Long Tiên, rồi lại rước kiệu về đền, lễ phóng sinh, thả hoa đăng trên biển. Phần hội tổ chức hát chầu văn, ca trù, múa lân, rồng, trò chơi đẩy gậy, kéo co, cờ người…

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: