Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Tiên La

Đền Tiên La
Monday,
09/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Tiên La - Đền Thờ Mẫu Tiên La - Mẫu Tiên La Thái Bình

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Tiên La - Đền Thờ Mẫu Tiên La - Mẫu Tiên La Thái Bình di tích lịch sử tâm linh ở Hưng Hà - Thái Bình là một ngôi đền có quy mô lớn và kiến trúc đẹp, độc đáo ở tỉnh Thái Bình, được công nhận Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986. Bởi thế đền Tiên La là nơi lưu giữ rất nhiều vẻ đẹp văn hóa và tâm linh của vùng đất này.

Đền thờ Mẫu Tiên La – Bát Nạn tướng quân Vũ Thị Thục, nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng. truyền, sinh ra trong gia đình làm nghề bốc thuốc cứu người, không chỉ đẹp người đẹp nết lại văn võ song toàn. Nợ nước thù nhà, Thục Nương đã chiêu binh dựng cờ khởi nghĩa. Sau hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại Hát Môn, Thục Nương đã đem quân hợp sức, được phong là Đông Nhung đại tướng quân. Cuộc khởi nghĩa đã toàn thắng vào năm 40. một nữ tướng lừng danh dưới thời Hai Bà Trưng, đã có công đánh quân xâm lược phương Bắc.

Đền Tiên La

Hình ảnh bên ngoài cổng đền tiên la Hưng Hà Thái Bình

Đền Tiên La Lịch sử Đền được người dân trong vùng lưu truyền: Vũ Thị Thục (thường gọi là Thục Nương) sinh ra trong một gia đình làm nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người, Thục Nương lớn lên không chỉ đẹp người, đẹp nết, văn võ song toàn mà còn giàu lòng nhân ái. Năm 18 tuổi, Thục Nương đính hôn với Phạm Danh Hương, quận trưởng Nam Chân. Đôi trai tài gái sắc đang chờ ngày cưới thì tai hoạ ập đến.

Vào thời đó, nước ta là thuộc địa của phong kiến phương Bắc, do viên quan thái thú nhà Hán có tên Tô Định cai trị. Hắn vốn tham tiền, hám sắc, lại tàn bạo. Biết tin Thục Nương là cô gái tài sắc vẹn toàn, Tô Định cho lính bắt phụ thân và chồng chưa cưới vào dinh, ép buộc phải gả nhường Thục Nương cho hắn. Bị cự tuyệt, Tô Định tìm cách giết hại cha Thục Nương và Phạm Danh Hương, sau đó cho quân về lùng bắt Thục Nương. Hay tin dữ, Thục Nương giả vờ chấp lệnh lên kiệu, bất ngờ dùng đôi kiếm bạc phá vòng vây mở đường ra bến sông, chèo thuyền mải miết một ngày đêm về tới hương Đa Cương, vào chùa Tiên La nương nhờ cửa Phật.

Nợ nước thù nhà, Thục Nương chiêu tập binh mã, dựng cờ khởi nghĩa mang bốn chữ vàng “Bát Nạn tướng quân”, lập đàn tế trời dấy binh chống lại quân xâm lược phương Bắc. Nghĩa quân do Bà chỉ huy ngày càng lớn mạnh và làm tổn thất rất nhiều quân địch. Sau hay tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa tại Hát Môn, Thục Nương đem quân hợp sức với quân của Hai Bà Trưng, được phong “Đông Nhung Đại Tướng Quân”. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã giành toàn thắng vào mùa xuân năm 40.

Đền Tiên La

Hình ảnh bên ngoài khuôn viên đền tiên la

Đền Thờ Mẫu Tiên La Bị thất bại nặng nề, nhà Hán sai Mã Viện đem quân sang đánh nước ta. Thế giặc rất mạnh, quân ta phải rút lui dần... Cuối năm 43, cuộc chiến chống xâm lược của Hai Bà Trưng thất bại, nữ tướng Bát Nạn và nghĩa quân Đa Cương phải về Tiên La cố thủ. Quân Hán tiếp tục vây ép, căn cứ Tiên La bị phá. Trong trận chiến cuối cùng, Bát Nạn tướng quân cùng quân sỹ của mình đã hy sinh ở gò Kim Quy vào ngày 17/3/43. Nhân dân vô cùng thương tiếc, đã lập đền thờ, tưởng nhớ công đức của Bà.

Kiến trúc đền Tiên La có tổng diện tích khoảng 6.000m2, tọa lạc tại gò Kim Quy, mặt trước hướng ra sông Tiên Hưng. Xung quanh đền là những hàng nhãn sum suê, xanh tốt. Nơi đây được xây dựng theo đúng nguyên mẫu kiến trúc cổ tiền nhất – hậu đinh. Điều này được thể hiện từ cột, kèo đến mái đền uốn cong với dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt.

Đền Tiên La bao gồm các công trình chính như tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Qua tam quan ngoại, vào sân là tam quan nội, hai bên có Lầu cậu, Lầu cô. đến tòa Tiền Tế 5 gian, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức đại tự với các câu đối cổ ca ngợi triều Trưng Vương và nữ tướng Bát Nhan. Bên cạnh đó, kiến trúc ở đây được làm bằng gỗ thiết được chạm khắc các họa tiết vô cùng công phu, tinh xảo.

Đền Tiên La

Hình ảnh bên trong đền tiên la

Đền Tiên La - Đền Thờ Mẫu Tiên La - Mẫu Tiên La Thái Bình Nhà Trung tế được xây theo kiểu nhà phương đình và lối kiến trúc “chồng diêm cố các”. Vật liệu hoàn toàn bằng đá từ cột, xà, kèo… Các cột, kèo đều được chạm khắc tinh xảo những họa tiết như tứ linh, long vân, tứ quý…Cuối cùng là Hậu cung với kiến trúc bằng gỗ tứ thiết. Công trình này có 3 gian: gian chính giữa có bàn thờ, ngai và tượng thờ Bát Nạn tướng quân; hai gian còn lại thờ thân phụ và thân mẫu của bà. Tương truyền ở đây có đặt mộ của tướng quân.

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, đền Tiên La còn có rất nhiều cổ vật có giá trị như đồ tế khí, đồ thờ từ thời Trần, Lê, các sắc phong thần…

Lễ hội Đền Tiên La Hàng năm từ ngày 10 – 20/3 âm lịch, đền Tiên La lại tổ chức lễ hội để tưởng đến công ơn Bát Nạn tướng quân, hội chính vào ngày 15 – 17/3. Đến với lễ hội Tiên La, du khách sẽ được tham gia nhiều nghi thức tế lễ và các trò chơi dân gian độc đáo như rước kiệu, rước nước, đánh đáo, đấu vật, múa rồng, chọi gà…

Ngoài ra còn có văn nghệ rất hấp dẫn từ các đoàn nghệ thuật của tỉnh Thái Bình và vùng lân cận. Các tiết mục có thể kể đến như các vở chèo Quan âm Thị Kính, Lưu Bình – Dương Lễ… Du khách đến nơi đây dâng hương nhang rất đông đảo vào những ngày đầu xuân năm mới

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: