Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Trần

Đền Trần
Wednesday,
18/10/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định (sát quốc lộ 10), là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần. Đền Trần được xây dựng từ năm 1695, trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ XV.

Đền Trần bao gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn. Trên cổng ghi các chữ Hán Chính nam môn (正南門 - cổng chính phía nam) và Trần Miếu (陳廟 - Miếu thờ nhà Trần). Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Cả ba đền đều có kiến trúc chung, và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu.

Đền Trần

Hình ảnh cổng tam quan lối vào đền trần nam định

Đền Trần Kiến trúc là một quần thể đền thờ với ba công trình đền thờ, bao gồm: Đền Thượng, đền Hạ và đền Trùng Hoa.

Đền Thượng hay còn có tên gọi khác là đền Thiên Trường. Đền Thượng được xây dựng trên nền đền Thái miếu và điện Trùng Quang của nhà Trần, trước đó là đền thờ họ Trần. Điện Trùng Quang là nơi ở và làm việc của các Thái thượng hoàng nhà Trần. Đền Trần hiện nay được nhân dân địa phương dựng năm Chính Hòa thứ 15 (tức 1695) bằng gỗ. Năm 1773, 1854, 1895, 1907-1908, điện Trùng Quang được mở rộng và trùng tu nhiều lần.

Đền Thượng hiện nay gồm tiền đường, trung đường, chánh điện, thiêu hương, 2 dãy tả vu và hữu vu, 2 dãy tả mạc và hữu tẩu, 2 dãy đông và tây giải vũ. Tất cả có 9 khu lĩnh vực, 31 phòng nhỏ. Khung điện bằng gỗ lim, nền được lát gạch và mái lợp bằng ngói.

Đền Hạ còn mang một tên gọi khác là đền Cố Trạch. Đền Hạ nằm ở phía đông đền Thượng khi nhìn từ sân vào. Đền Hạ được xây dựng vào năm 1894, theo tấm bia “Trùng kiến Hưng Đạo thân vương cố trạch bi ký”, người ta tìm thấy ở phía đông đền Thượng khi Đền Thượng được tu sửa vào năm Tự Đức thứ 21 (1868) trị vì. Trong đền có một mảnh bia vỡ c có khắc chữ Hưng Đạo Cố Trạch (Nhà cũ của Hưng Đạo). Vì vậy, khi ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1894 và khánh thành vào năm 1895, ngôi đền được gọi là Cố Trạch Tự hay đền Hạ là tên gọi thông thường.

Đền Trần

Hình ảnh tòa tháp cao tầng ở đền trân nam định

Đền Trần Nam Định Đền Hạ có bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình của ông và gia đình của tướng quân. Sân trước đền Hạ là nơi đặt bài vị của ba vị tướng họ Trần Hưng Đạo,  Phạm Ngộ, Phạm Ngũ Lão và Nguyễn Chế Nghĩa.

Đền Trung Hoa là một ngôi đền mới, được chính quyền tỉnh Nam định cùng sự tài trợ kinh phí từ chính phủ đã được xây dựng vào năm 2000. Nền của ngôi đền tọa lạc trên nền cũ cung Trùng Hoa xưa, đây là nơi các vị hoàng đế nhà Trần đến bàn chuyện chính sự với các Thái thượng hoàng. Bước vào đền Trùng Hoa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng 14 pho tượng bằng đồng tượng trưng cho 14 vị vua nhà Trần được đặt tại khu vực trung tâm đền và tòa chính tẩm. Toà còn lại – toà thiêu hương được dùng để đặt ngai và bài vị của những viên quan có công với triều Trần.

Đền Trần

Hình ảnh lễ hội khai ấn ở đền trần rât đông và nhộn nhịp

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Khai Ấn Đền Trần - Nam Định diễn ra vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng giêng hằng năm tại đền Trần. Các nghi lễ được cử hành trang trọng theo nghi thức truyền thống. Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định) Xuân Quý Mão 2023 được Thường trực Tỉnh ủy Nam Định cho phép tổ chức trở lại, tạo điều kiện cho nhân dân, du khách tới tham quan.

Vào đêm khai ấn, từ 22h40 bắt đầu diễn ra nghi lễ dâng hương các vị vua Trần, do UBND thành phố Nam Định chủ trì. Sau đó là lễ rước kiệu ấn từ sân đền Cố Trạch qua cổng chính tới đền Thiên Trường. Nghi lễ khai ấn bắt đầu từ 23h15 tại ban thờ Trung thiên đền Thiên Trường, với 14 cụ cao niên trong dòng họ Trần tại làng Tức Mặc, phường Lộc Vượng và đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chứng kiến nghi lễ đóng dấu khai ấn (14 cánh ấn bằng giấy màu vàng).

Những lá ấn này sau đó được dâng lên các đình, chùa thuộc phường Lộc Vượng… Sau khi hoàn thành các nghi lễ dâng hương chính, từ 23h55 cửa đền mới mở để người dân và khách thập phương vào lễ đầu năm. Từ 5h ngày rằm tháng giêng bắt đầu phát ấn cho nhân dân và du khách thập phương.

Lễ hội khai ấn đền Trần - Nam Định được tổ chức vào dịp đầu xuân nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của Vương triều nhà Trần đã có công dựng nước khai sông, lấn biển mở mang bờ cõi với hào khí Đông A sáng ngời, ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: