Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Dinh Cô

Dinh Cô
Sunday,
24/11/2024
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Dinh Cô - Dinh Cô Long Hải - Dinh Cô Cổ Mộ Vũng Tàu

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Dinh Cô - Dinh Cô Long Hải - Dinh Cô Cổ Mộ Vũng Tàu Dinh Cô (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) còn được gọi điện thờ Cô, hoặc điện thờ Bà Cô, là ngôi đền thờ Long Hải thần nữ, một vị thần rất linh thiêng của người dân địa phương.

Lịch Sử ban đầu, Dinh cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ, được lập ra vào cuối thế kỷ 18 (không rõ năm) để thờ một cô gái trẻ tên là Lê Thị Hồng (tục là Thị Cách). Tương truyền, cô là người ở Tam Quan (Bình Định). Trên đường đi ra biển [3] thì bị lâm nạn và xác trôi dạt vào Hòn Hang (gần khu di tích Dinh Cô bây giờ). Lúc ấy, cô chỉ vừa sang tuổi 16. Thương tiếc, người dân địa phương lúc bấy giờ đã đem xác cô vào chôn cất trên đồi Cô Sơn. Từ đó cô luôn hiển linh mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh, độ trì bá tánh, phù trợ ngư dân…

nên dân trong vùng tôn xưng cô là "Long Hải Thần Nữ Bảo An Chánh Trực Nương Nương Chi Thần". Năm 1930, ngư dân Long Hải đã dời miếu thờ lên đồi Kỳ Vân cho đến ngày nay. Năm 1987, Dinh Cô được xây dựng và trùng tu lớn sau khi bị hỏa hoạn. Năm 2006 - 2007, Dinh Cô lại được trùng tu.

Hình ảnh đường vào dinh cô cổ mộ vũng tàu

Dinh Cô Kiến trúc có diện tích trên 1.000 m2. Cổng Tam quan nằm dưới chân mũi Thùy Vân, hai bên có đặt tượng rồng và cọp. Phía trên mái có gắn "Lưỡng long chầu nguyệt" và "song phụng chầu". Lối lên các điện thờ là 37 bậc tam cấp. Trong chính điện bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm là bàn thờ Bà Cô (Lê Thị Hồng). Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5 m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến, đội mão gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), Ông Địa, Thần Tài. Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Tiền hiền, Hậu hiền,...và các miếu thờ: Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát,...

Hằng năm, vào ngày 10, 11 và 12 tháng 2 âm lịch, người dân Long Hải mở lễ hội Nghinh Cô (còn gọi là vía Cô) long trọng theo nghi thức cổ truyền, để cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa,...Đây là một trong những lễ hội lớn ở Nam Bộ thu hút rất nhiều người đến tham quan và chiêm bái. Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn bên bờ biển, cách Dinh Cô chừng 1 km. Mộ Cô cũng là một nơi khang trang đẹp đẽ.

Hình ảnh bên trong cổ mộ dinh cô Vũng Tàu - Bà Rịa

Dinh Cô Long Hải Các nghi thức chính của lễ hội Dinh Cô gồm lễ thỉnh Long vị Ông Nam Hải, Bà Lớn và bài vị Thần Thành Hoàng về Dinh Cô diễn ra vào sáng ngày 10 tháng 2 âm lịch. Tiếp ngay sau đó là lễ cúng Tiền hiền. Trong buổi chiều cùng ngày là lễ Tụng niệm cầu Quốc thái Dân an theo nghi thức Phật giáo, do các ni cô thực hiện. Buổi sáng ngày thứ 2 (11 tháng 2) diễn ra các trò chơi truyền thống, lúc này khách thập phương đổ về Dinh Cô ngày càng nhiều.

Từ đầu giờ chiều, hàng trăm thuyền ghe của các làng cá trong vùng lẫn các tỉnh thành, được kết cờ hoa lộng lẫy tề tựu về neo đậu và hướng mũi vào trước Dinh Cô thực hiện nghi thức “chầu Cô”. Ngư dân tin rằng khi ghe thuyền của họ về chầu Cô, nếu trang trí đẹp cũng có nghĩa là bày tỏ lòng thành kính đối với Cô, được Cô phù hộ, giúp đỡ cho thuyền ghe ra khơi bình an và được nhiều tôm cá.

Tất cả các thuyền ghe đều ra sức trang trí sao cho thuyền ghe mình đẹp nhất, tạo nên một vùng biển với hàng trăm chiếc ghe trang trí đủ sắc màu. Buổi chiều là lễ cúng Tiên thường, đây là nghi thức chuẩn bị trước khi bước vào lễ cúng chính thức vào sáng sớm hôm sau. Bấy giờ, người dân và du khách thành kính chiêm bái, dâng phẩm vật lên Cô, từ trầu cau, nhang đèn, giấy vàng bạc, trái cây bánh kẹo đến heo quay, tiền mặt… Họ khấn bái tạ ơn và cầu mong Cô tiếp tục phù trợ cho cuộc sống an lành tốt đẹp, được mùa tôm cá…

Hình ảnh dinh cô vào ngày lễ hội

Dinh Cô - Dinh Cô Long Hải - Dinh Cô Cổ Mộ Vũng Tàu Tiếp đến là nghi lễ cúng Cô với mở đầu là cảnh hát bả trạo tái diễn lao động trên biển, ca ngợi công đức của Bà Thủy thần và Ông Nam Hải phù hộ cho ngư dân, sự giàu có của biển cả và tinh thần đoàn kết của bạn chèo. Lễ vật được dâng lên, các nghi thức cúng bái được tiến hành trang nghiêm, thể thiện lòng biết ơn Cô và ước nguyện của dân làng. Tiếp đến là lễ Xây chầu Đại bội, với nghi thức chính là khấn niệm trấn tà và cầu cho quốc thái dân an, làng nước yên bình, mưa thuận gió hòa, được mùa tôm cá. Lúc này có hoạt động hát chầu, vừa để dâng lên Bà Thủy thần và Ông Nam Hải, vừa giúp vui cho dân làng qua lời ca tiếng hát.

Xen kẽ chương trình diễn tuồng là múa bông, tam hiền. Lễ Tống Thánh bắt đầu lúc 0 giờ, cũng là nghi thức cuối cùng. Linh vị Thành hoàng Bổn cảnh, Ông Nam Hải và Bà Thủy thần được rước về lại Đình Thần, Lăng Ông và Miếu Bà. Ngoài nghi thức cúng lễ, lễ hội Dinh Cô còn có các hoạt động như múa lân sư rồng; các trò chơi dân gian và các môn như thi bắt cá, bắt lươn, đập niêu đất, đi cà kheo, thi khiêng cá, kéo co, nhảy bao bố, đua thuyền thúng… diễn ra náo nhiệt, sôi nổi. Lễ hội Dinh Cô mang nhiều nét đặc trưng, vừa thể hiện tính chất tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn đối với nhân thần (một con người có thật đã hóa thần) và nhiên thần (Bà Thủy, Ông Nam Hải), vừa là lễ hội cầu ngư, thể hiện ước vọng bội thu, được mùa tôm cá của ngư dân…

Đây cũng là dịp vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa, thưởng thức nghệ thuật sau những ngày lao động vất vả trên biển. Hàng năm du khách tấp lập đến dinh cô dâng hương nhang cầu bình an và may nắm, có cả du khách quốc tế.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: