Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Hầu Đồng Tứ Phủ

Hầu Đồng Tứ Phủ
Friday,
29/10/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Hầu Đồng Tứ Phủ - Hầu Đồng Lên Đồng - Hầu Đồng Là Gì

Hương Xưa đức Thụ

Hầu Đồng Tứ Phủ lên đồng (hay còn gọi là Hầu đồng) là hình thức tín ngưỡng dân gian, rất phổ biến ở Việt Nam, châu Á và nhiều nước trên thế giới. Hoạt động lên đồng được nhiều quốc gia trên thế giới được nhiều quốc giá công nhận là di sản văn hóa phi vật thể như Kut ở Hàn Quốc, Shaman ở Indonesia và Shaman ở Mông Cổ. Theo TS. Frank Proschan (Pháp) - người có nhiều nghiên cứu và tìm hiểu về đạo Mẫu và lên đồng ở Việt Nam đã đánh giá lên đồng là “bảo tàng sống của văn hóa Việt”.

Ở Việt Nam, các hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng đang tồn tại kể cả các Đạo giáo du nhập và tôn giáo bản địa đang có sự đan xen và hòa nhập, thì Đạo Mẫu có những nét rất riêng biệt đem đến nhiều bản chất bản địa, mang đặc trưng của văn hóa tộc Việt. Nét đặc trưng riêng đó được thể hiện ở lễ hội và nghi lễ, nó mang nhiều sắc thái độc đáo để phân biệt với tín ngưỡng, tôn giáo khác. Tập trung nhất, nổi bật nhất là nghi lễ lên đồng (hay còn gọi là hầu đồng-hầu bóng).

Hình ảnh hầu đồng

Hầu Đồng Tứ Phủ là nghi lễ chính và rất quan trọng trong tín ngưỡng Thờ Mẫu Tứ phủ. Đó là nghi lễ liên kết giữa cõi thần linh và trần thế của các vị Thánh Tứ phủ (Tứ phủ gồm 3 phủ trong Tam phủ: Thiên, Địa, Thoải và có thêm phủ Thượng Ngàn gọi là Nhạc Phủ). Đây là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban phúc lộc cho các tín đồ đạo mẫu. Nghi lễ này thường mang những đặc điểm và sắc thái khác nhau như đền Nguyệt Hồ, đền Suối Mỡ (Bắc Giang)… Đặc điểm riêng ấy được thể hiện ở việc thờ các vị thánh trong đền.

Trong mỗi giá đồng, các vị Thánh khác nhau sẽ giáng bóng vào ông đồng hay bà đồng (gọi là giáng đồng) để làm việc quan, thể hiện ở chỗ các ông đồng, bà đồng làm nghi lễ nhảy, múa, ban lộc, phán truyền trong tiếng hát văn và nhạc cung văn. Mỗi vị thánh nhập được gọi là một giá đồng. Trong nghi lễ hầu bóng thường có rất nhiều giá đồng. Người ta tính có thể tới 36 giá. Nhưng trong nghi lễ lên đồng tuỳ theo có thể nhiều hoặc ít giá đồng, ít khi tới 36 giá.

Nghi lễ hầu đồng thường ở các đền, phủ diễn ra trong nhiều dịp trong một năm. Ví dụ Hầu xông đền (sau lễ giao thừa năm mới); Lễ Hầu Thượng Nguyên (vào tháng giêng); Hầu nhập Hạ (tháng tư); Lễ hầu Tán hạ (tháng 7); Lễ hầu tất niên (tháng chạp); Lễ Hạp ấn (25 tháng chạp hàng năm). Trong một năm thường có hai lễ hầu quan trọng nhất là vào tháng 3 và tháng 8 (ngày giỗ cha và giỗ mẹ).

Hình ảnh hầu đồng

Hầu Đồng Lên Đồng tức là tháng 3 ngày giỗ của Thánh Mẫu và tháng tám là ngày giỗ của vua cha Bát Hải, Đức Thánh trần… và trong năm tuỳ theo ở mỗi đền, Phủ hay mỗi ông đồng, bà đồng còn làm nhiều nghi thức và lễ hầu riêng như: Lễ trình đồng, lễ lên đồng, lễ hầu bản mệnh, lễ hầu Cô Bơ, lễ hầu quan Tam Phủ, lễ hầu ông Hoàng Bẩy, lễ hầu Quan Trần Triều, đức vua cha, lễ chầu ở đền Bắc Lệ, rồi ông Hoàng Mười, quan Đệ Nhị...

Về nghi thức, trước khi hầu, Thanh Đồng thường phải thông qua người chủ Đền để làm lễ cúng chúng sinh và lễ Thánh. Với lễ chúng sinh đồ lễ được đặt trên mâm, như quần áo, tiền lá vàng, thỏi bạc, cháo và các loại bánh… (lễ này đều có trong các tứ phủ) để cúng các vong hồn không có người thừa nhận, không có người hương khói. Trong buổi trình đồng các ông đồng, bà đồng đều có người trực tiếp giúp việc đặc biệt phải có là hầu dâng và cung văn.

Người hầu dâng giúp Thanh Đồng các công việc như thắp hương, dâng các đồ trang phục, thay lễ phục sau mỗi giá đồng; Người giúp việc thường ngồi bên cạnh Thanh Đồng trước bàn thờ Thánh. Trang phục của họ là áo dài đen, quần trắng, đội khăn xếp (là nam), mũ, áo dài (nếu là nữ). Còn cung văn không thể thiếu trong lễ hầu đồng. Họ là người chơi nhạc và hát cho việc trình diễn ở mỗi giá đồng khi Thánh nhập.

Hình ảnh chụp bên trong tứ phủ hầu đồng

Hầu Đồng Là Gì nhạc cụ gồm có đàn, trống, sáo, phách… để dẫn hát trong mỗi giá hầu. Trong mỗi giá đồng nhạc hát phải phù hợp vào đúng khi Thánh giáng, Thánh thăng… Đặc biệt khi xong các nghi lễ xin nhập đồng, ông đồng thường phải lấy khăn đỏ trùm lên đầu để thực hiện nghi thức giáng đồng (Thánh giáng), hai tay chắp nén nhang, người lắc lư đến khi Thánh giáng, tay Thanh đồng mới buông nén hương và ra hiệu cho người giúp việc biết Thánh nào giáng, thuộc hàng thứ bậc nào để dâng lễ, rượu nước, thuốc lá… Và khi đó cung văn mới bắt đầu tấu nhạc và xướng cung văn phù hợp với Thánh vừa nhập.

Trong khi Thánh giáng, thường có hai hình thức, giáng trùm khăn (gọi là hầu tráng mạn) và giáng mở khăn. Trong hầu hết các giá Thánh Mẫu, thường hầu theo hình thức Tráng mạn, ví dụ: Khi Mẫu Đệ Nhất giáng thì ông hay bà đồng giơ ngón tay báo hiệu thì cung văn tụng kinh theo tiếng chuông và mõ. Còn khi người hầu rùng mình bắt chéo tay trước trán là báo hiệu Mẫu đã xa giá (Thăng) cung văn hát điệu xa giá hồi cung…

Nghi lễ hầu mở khăn chỉ khi thánh giáng thực sự và xuất hiện cho mọi người thấy. Như vậy trong 36 giá đồng, khi hầu người ta thường hầu các vị thánh đã biết rõ về thần tích, cũng như vai trò của các vị Thánh đối với người trần. Ví như các vị Thánh Mẫu bao giờ cũng giáng và các vị Thánh giáng nhiều hơn, như quan lớn đệ Nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ Ngũ; Chầu đệ Nhị, Chầu Lục, ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Bẩy, ông Hoàng Mười; Cô Bơ Thoải, Cô Chín, Cô Bé Thượng Ngàn,…

Hình ảnh hầu đồng

Trong nghi thức Hầu bóng (Hầu đồng) thường các vị Thánh giáng bao giờ cũng là các vị Thánh làm những điều tốt lành, phù hộ cho ông Đồng, bà Đồng và các con nhang, đệ tử làm ăn may mắn, chữa khỏi bệnh tật, trừ được rủi ro… Bởi lẽ các vị Thánh đó lúc sinh thời đều là những người tài giỏi, đạo cao, đức trọng và có vị trí cao trong xã hội đã từng có công với nước, với dân.

Hầu đồng hoàn toàn khác với các hình thức nhập hồn, gọi hồn, cũng khác như nhập hồn không tự nguyện của người bị nhập hồn, nhập hồn cản những người “giữ” mang lại tai họa cho người bị nhập và những người khác. Vì thế, trong nghi lễ hầu đồng bao giờ cũng có nghi thức xin thánh làm phép, đây là một nghi lễ dân gian được lâu đời truyền lại cần được phân biệt với các hình thức hầu bóng mang yếu tố mê tín dị đoan khác.

Những thông tin cung cấp ở trên, dự án mong muốn mọi người nhận ra rằng nghi thức lên đồng (hay Hầu đồng) là một thực hành tín ngưỡng Tam Tứ phủ mang đậm nét văn hoá truyền thống đặc trưng của dân tộc Việt. Nó là gốc rễ của bản sắc của Việt Nam cần được bảo tồn và phát triển, cần được mang ra giới thiệu, quảng bá cho thế giới biết tâm thức, thế giới quan của Việt Nam có gì khác biệt với các dân tộc khác, thì đó là Đạo Mẫu Tam Tứ phủ và nghi thức Hầu Đồng. Khi hầu đông mọi người nên sử dụng nén hương thơm và không có hóa chất để hầu, không mất đi không gian đẹp vi mùi hương hóa chất gây khó thở với người xung quanh.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: