Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Huyền Trân Công chúa

Huyền Trân Công chúa
Sunday,
03/12/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Huyền Trân Công chúa - Đền Thờ Huyền Chân Công Chúa

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Huyền Trân Công chúa - Đền Thờ Huyền Chân Công Chúa không rõ tên thật, theo dã sử Đền thờ Huyền Trân công chúa tại Huế, bà được cho là hạ sinh vào năm 1289 vua Trần Nhân Tông và hoàng hậu Khâm Từ. Vào năm 1306, công chúa Huyền Trân được vua Trần Anh Tông gả cho Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân. Đáp lại, Quốc vương Chiêm Thành đã dâng châu Ô, châu Lý (từ đèo Hải Vân tỉnh Thừa Thiên Huế đến phía bắc tỉnh Quảng Trị ngày nay) cho nhà Trần.

Nàng là người đã kìm nén nước mắt, gác lại tình cảm riêng mà xuống thuyền theo phò mã, lập nên mối hòa hảo và nước ta được thuận lợi mở mang bờ cõi dần vào trong Nam, khai sinh vùng đất Thuận Hóa – Phú Xuân – Thừa Thiên Huế.

mẹ công chúa có thể là Khâm Từ Bảo Thánh hoàng hậu - trưởng nữ của Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn. Tuy nhiên, cũng có khả năng bà là con gái của Tuyên Từ hoàng hậu, em gái của Khâm Từ hoàng hậu. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được Quốc vương Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Thái thượng hoàng có hứa gả con gái cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có 2 người vợ là Vương Hậu Bhaskaradevi (nguyên phối) và Vương hậu Tapasi, người Java (Indonesia ngày nay).

Huyền Trân Công chúa

Hình ảnh công chúa huyền trân

Huyền Trân Công chúa từ những thế kỷ trước đó nhằm để tri ân báo ân công lao mở rộng bờ cõi của công chúa Huyền Trân, người dân tỉnh Thừa Thiên – Huế đã cùng nhau lập một đền thờ ở phía Nam thành phố Huế để tưởng nhớ nàng và những vị tiền bối đi trước. Tuy nhiên, qua nhiều biến cố lịch sử sự tàn phá của các chiến tranh kéo dài, cả thời gian thời tiết khắc nghiệt cuối cùng ngôi đền cũng đã không còn trụ vững hoàn toàn. Đến đầu năm 2006, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã cho khởi công xây dựng Trung tâm Văn hóa Huyền Trân và được khánh thành vào ngày 26/03/2007- nhân ngày kỷ niệm tròn 700 năm khai sinh mảnh đất Thuận Hóa.

Hàng ngàn người dân đến đền Huyền Trân công chúa dâng hương tưởng nhớ người đã hy sinh hạnh phúc riêng đem về cho Đại Việt hai châu là Châu Ô và Châu Lý. Du khách có dịp ghé đến Lễ hội này có thể dâng hương tưởng niệm, tỏ lòng thành kính, tri ân vua Trần Nhân Tông và Công chúa Huyền Trân, những bậc tiền nhân đã có công lao to lớn trong việc mở mang bờ cõi đất nước.

Đây là một lễ hội ở Huế rất quan trọng trong việc cầu cho “Quốc thới dân an”, cầu cho thuận buồm xuôi gió trong các công việc làm ăn. Nên đây là một lễ hội rất lớn và trọng đại bạn có dịp đi Huế hãy đến với Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa nhé.

Huyền Trân Công chúa

Hình ảnh trước cổng tam quan nơi thờ huyền trân công chúa

Đền Thờ Huyền Chân Công Chúa Huyền Trân (hay còn được người dân của xứ Huế gọi là Đền Huyền Trân công chúa)  nằm tại địa chỉ số 151, đường Thiên Thai, phường An Tây, Thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 14km và trên đỉnh núi Ngũ Phong có quần thể kiến trúc bao gồm ngôi đền thờ Đức vua Trần Nhân Tông và ngôi đền thờ Huyền Trân Công chúa sẽ là nơi sẽ tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa. Theo lịch sử ghi lại thì công chúa Huyền Trân mất vào ngày mùng 9 tháng Giêng năm 1340. Hằng năm, tỉnh Thừa Thiên -  Huế sẽ long trọng  tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân vào đúng ngày giỗ của công chúa nhằm tỏ lòng biết đơn đến công mở mang bờ cõi của nàng.

Kiến trúc nơi thờ huyền trân công chúa diện tích xung quanh của Trung tâm Văn hóa Huyền Trân nơi trực tiếp tổ chức Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa có cây cối mọc um tùm xanh mướt, không khí trong lành mát mẻ. Khuôn viên rộng lớn, thoải mái, sạch sẽ những chi tiết đước điêu khắc rồng, phượng rất tỉ mỉ. Còn nếu bạn đi đến vào đúng dịp Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa thì người dân của xứ Huế đổ xô về dự hội và cả những du khách thập phương như Quảng Nam, Đà Nẵng cũng về hàng ngàn lượt.

Từ ngoài đi vào phía bên trong, đầu tiên bạn sẽ thấy có tứ trụ biểu lớn với nghê đá phục chầu dưới chân, có ba bậc sân rất rộng được lát bằng gạch Bát Tràng nổi tiếng ở Hà Nội, với một hồ nước lớn và một cây cầu bắc qua phía trên tựa như một phiên bản thu nhỏ của cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch phía trước điện Thái Hòa của Đại Nội Huế.

Huyền Trân Công chúa

Hình ảnh lễ hội huyền trân công chúa

Huyền Trân Công chúa - Đền Thờ Huyền Chân Công Chúa Khi bước lên trên là cổng tam quan và đi vào phía trong là đền thờ – nơi đặt bức tượng Huyền Trân Công chúa trên ngai cao gần 3m, được đúc bằng đồng bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa của Thành phố Huế đã cẩn thận “tạo hình” cho giống vị công chúa Huyền Trân - hiền lành, nhân hậu tài đức vẹn toàn.

Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa diễn ra trong không khí trang nghiêm, thu hút đông đảo những vị Tăng, Ni, Phật tử vì sau khi Quốc vương Chiêm Thành băng hà thì nàng đã trở về Đại Việt và sau đó đi xuất gia trên núi nên vào ngày này cũng sẽ có các chư Tăng, Ni Phật tử về dự cùng hàng vạn người dân và du khách thập phương.

Mở đầu của Lễ hội đền Huyền Trân Công Chúa là các tiết mục ca múa nhạc ngợi ca đất nước, về chủ đề  mùa xuân. Sau đó là phần Nghi lễ, Chương trình nghệ thuật sử thi tái hiện lại cảnh công chúa Huyền Trân chấp nhận gả cho vua Chiêm Thành và lúc nàng trở lại Đại Việt và đi xuất gia, Nghi thức đánh trống khai hội và tiến hành dâng hương tưởng niệm Phật hoàng Trần Nhân Tông, Công chúa Huyền Trân và những vị tiền bối đi trước để tỏ lòng thành kính và biết ơn công lao trong việc mở rộng bờ cõi, giang sơn, đem về vùng đất Châu Ô, Châu Lý muôn ngàn dặm và nước Đại Việt ta.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: