Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Lăng Gia Long

Lăng Gia Long
Saturday,
09/12/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Lăng Gia Long - Lăng Mộ Vua Gia Long - Lăng Gia Long Huế

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Lăng Gia Long - Lăng Mộ Vua Gia Long - Lăng Gia Long Huế hay Thiên Thọ Lăng, là lăng tẩm của Gia Long hoàng đế, vị vua sáng lập triều Nguyễn. Lăng Gia Long thực ra là một quần thể nhiều lăng tẩm trong hoàng quyến, nay thuộc địa phận xã Hương Thọ, thành phố Huế.

không chỉ là nơi an nghỉ của vị vua sáng lập ra triều Nguyễn mà còn là minh chứng cho tình cảm chung thủy, sắt son của vua dành cho Hoàng hậu. Hai mộ đá cạnh nhau trải qua hàng trăm năm thể hiện cho sự gắn bó, đồng hành lúc sinh thời và cả khi qua bên kia thế giới.

Lăng bắt đầu được xây dựng từ năm 1814 và đến năm 1820 mới hoàn tất. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi, núi lớn nhỏ, trong đó có Đại Thiên Thọ là ngọn núi lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và là tên gọi của cả quần sơn này. Từ bờ sông Hương đi vào lăng có con đường rộng hai bên trồng thông và sầu đông cao vút, xanh um, tạo ra một không khí trong mát, tĩnh mịch. Hai cột trụ biểu uy nghi nằm ở ngoài cùng báo hiệu khu vực lăng.

Lăng Gia Long

Hình ảnh lối vào khu lăng mộ vua Gia Long

Lăng Gia Long Toàn bộ khu lăng là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất. Lăng tẩm nhà vua nằm trên một quả đồi bằng phẳng rộng lớn. Trước có ngọn Đại Thiên Thọ án ngữ, sau có 7 ngọn núi làm hậu chẩm, bên trái và bên phải có 14 ngọn núi là tả thanh long và hữu bạch hổ. Tổng thể lăng chia làm 3 khu vực:

Phần chính giữa là khu lăng mộ của vua và bà Thừa Thiên Cao Hoàng hậu. Qua khỏi sân chầu với các hàng tượng đá uy nghiêm và 7 cấp sân tế là Bửu Thành ở đỉnh đồi. Bên phải khu lăng là khu vực tẩm điện với điện Minh Thành thờ Hoàng đế và Hoàng hậu thứ nhất. Bên trái khu lăng là Bi Đình, nay chỉ còn một tấm bia lớn ghi bài văn bia Thánh đức thần công của vua Minh Mạng ca ngợi vua cha, được chạm khắc tinh tế và sắc sảo.

Lăng Gia Long là một bức tranh tuyệt tác về sự phối trí giữa thiên nhiên và kiến trúc. Vị vua đầu tiên của nhà Nguyễn yên nghỉ trong một không gian tĩnh lặng và đầy chất thơ. Toàn bộ khu lăng này là một quần sơn với 42 đồi núi lớn nhỏ có tên gọi riêng, trong đó Đại Thiên Thọ là ngọn lớn nhất được chọn làm tiền án của lăng và được dùng để gọi tên chung cho cả quần sơn này: Thiên Thọ Sơn. Tất cả đều được quy hoạch trong khu vực quan phòng rộng hơn 28 km², tạo thành một cảnh quan hùng tráng chạy dài từ chân dãy Trường Sơn đến bờ Tả Trạch - một hợp lưu của Hương Giang.

Đích thân vua Gia Long đã thám sát, duyệt định vị trí, quy hoạch và chỉ đạo công tác thiết kế cũng như giám sát tiến độ thi công. Sử cũ cho hay, thầy Địa lý Lê Duy Thanh (con trai nhà bác học Lê Quý Đôn) là người tìm được thế đất này, nơi mà theo ông "đã tập trung được mọi ảnh hưởng tốt lành tỏa ra từ nhiều núi đồi bao quanh", nơi mà "ảnh hưởng tốt lành sẽ còn mãi mãi trong suốt 10 ngàn năm.

Lăng Gia Long

Hình ảnh toàn cảnh khu lăng mộ vua Gia Long

Lăng Mộ Vua Gia Long - Bửu Thành Nằm ngay trung tâm của quần thể di tích lịch sử này là hai lăng mộ song hành của Vua Gia Long và Hoàng hậu Thừa Thiên Cao, tọa lạc trên đồi Chính Trung. Hai ngôi mộ đá này có cùng kích thước, chỉ cách nhau một gang tay, bên ngoài mộ không chạm trổ hoa văn, không sơn son thếp vàng, giản dị, tồn tại vĩnh viễn với thời gian.

Nếu đứng từ phía sau và nhìn về giao điểm của hai nóc lăng mộ sẽ thấy đỉnh Đại Thiên Thọ ở chính giữa, không lệch một ly. Đây cũng là điểm giúp cho Lăng Gia Long trở thành lăng mộ có kiến ​​trúc phong thủy độc đáo không chỉ ở Huế mà còn ở Việt Nam.

Bên phải khu lăng mộ là tẩm điện, trong đó Điện Minh Thành nằm ở vị trí trung tâm, trên Bạch Sơn và được tường thành bao quanh. Đây là nơi thờ cúng, thắp hương, lễ bái Vua Gia Long và Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu. Trước đây, trong Điện Minh Thành lưu giữ rất nhiều kỷ vật quan đến cuộc đời chinh chiến của vua Gia Long như mũ trụ, yên ngựa,... Tuy nhiên, sau nhiều biến động, các kỷ vật này không còn nữa.

Lăng Gia Long

Hình ảnh khu lăng mộ vua Gia Long

Lăng Gia Long - Lăng Mộ Vua Gia Long - Lăng Gia Long Huế Bên ngoài lăng là hệ thống tường bao kiên cố, còn được gọi là “Bửu Thành”. Cổng đồng Bửu Thành là nơi dẫn vào nơi yên nghỉ của Vua và Hoàng hậu. Hàng năm cổng này chỉ mở vào các ngày lễ tết, ngày lành... để dọn dẹp, tu sửa, vệ sinh. Phía dưới là 7 cấp của sân tế, gồm sân chầu được lát gạch Bát Tràng, hai hàng tượng đá quan văn, quan võ đứng chầu, tượng voi đá, chiến mã bảo vệ.

Nằm phía bên trái khu lăng mộ là nhà bia khắc ghi công trạng, được gọi là Bi Đình. Đây là một công trình quen thuộc thường được xây dựng ở hầu hết các lăng tẩm của vua triều Nguyễn.

Trong Bi Đình là tấm bia “Thánh Đức Thần Công” được chạm khắc hoa văn tinh tế, tuy trải qua thời gian dài gần 200 nhưng các chữ trên bia vẫn còn rất rõ. Đây là tấm bia được vua Minh Mạng dựng lên để ca ngợi vua cha - Vua Gia Long (vị vua đầu tiên triều Nguyễn). 

Trong Lăng Gia Long, Điện Gia Thành và Lăng Thiên Thọ Hữu là nơi đáng chú ý nhất. Trong đó Lăng Thiên Thọ Hữu là lăng mộ của Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu, và Điện Gia Thành là nơi thờ cúng lễ bái. Thuận Thiên Cao Hoàng Hậu là vợ thứ 2 của Vua Gia Long và là mẹ của Vua Minh Mạng

Ngoài ra, quần thể này còn có các lăng mộ khác của hoàng tộc nhà Nguyễn như: Lăng Vĩnh Mậu, Lăng Thoại Thánh, Lăng Quang Hưng, Lăng Trường Phong, Lăng Hoàng Cô….

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: