Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Lăng Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị
Sunday,
10/12/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Lăng Thiệu Trị - Mộ Vua Thiệu Trị- Lăng Tẩm Thiệu Trị Huế

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Lăng Thiệu Trị - Mộ Vua Thiệu Trị- Lăng Tẩm Thiệu Trị Huế có tên chữ là Xương Lăng (昌陵) là nơi chôn cất hoàng đế Thiệu Trị. Đây là một di tích trong Quần thể di tích cố đô Huế được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới ngày 11 tháng 12 năm 1993.

Lăng Thiệu Trị nằm dựa lưng vào núi Thuận Đạo, ở địa phận làng Cư Chánh, xã Thủy Bằng, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km. So với lăng tẩm các vua tiền nhiệm và kế vị, lăng Thiệu Trị có những nét riêng. Đây là lăng duy nhất quay mặt về hướng Tây Bắc, một hướng ít được dùng trong kiến trúc cung điện và lăng tẩm thời Nguyễn. Cách lăng 8 km về phía trước, ngọn núi Chằm sừng sững được chọn làm tiền án.

Dòng sông Hương chảy qua trước mặt làm yếu tố minh đường. Ngay cách chọn "Tả thanh long" và "Hữu bạch hổ" cũng có những nét khác thường: đồi Vọng Cảnh ở bên này sông được chọn làm "rồng chầu", nhưng "hổ phục" lại là ngọn Ngọc Trản ở bên kia sông. Đằng sau, núi Kim Ngọc xa mờ trong mây được chọn làm hậu chẩm; đồng thời, những người kiến trúc lăng còn đắp thêm một mô đất cao lớn ở ngay sau lăng để làm hậu chẩm thứ hai. Một nét riêng khác là lăng không có La thành bao quanh.

Nếu ở lăng Gia Long, La thành bằng gạch được thay thế bởi vô số núi đồi bao quanh như một vành đai tự nhiên, hùng tráng bảo vệ giấc ngủ cho vị tiên đế triều Nguyễn thì ở lăng Thiệu Trị, những cánh đồng lúa, những vườn cây xanh rờn ở chung quanh được xem là La thành. Chính vòng La thành thiên nhiên đó tạo cho cảnh quan lăng Thiệu Trị sự thanh thoát và yên bình.

Lăng Thiệu Trị

Hình ảnh toàn cảnh lăng vua Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị và quá trình xây dựng lăng có tên húy là Nguyễn Phúc Miên Tông, vua Thiệu Trị (1807 – 1847) là vị vua thứ ba của triều nhà Nguyễn, đồng thời là con trai trưởng của vua Minh Mạng. Lên ngôi vỏn vẹn 7 năm, ông lâm bệnh năng và băng hà vào ngày 4/11/1847, hưởng dương 47 tuổi. Sinh thời, ông chưa có kế hoạch xây dựng lăng tẩm nên khi ông qua đời, thi hài được quàn tạm tại điện Long An ở cung Bảo Định trong 8 tháng. Trong lúc hấp hối, ông đã dặn vua Tự Đức – con trai ông về việc xây dựng lăng. Ông dặn rằng, “Chỗ đất làm Sơn Lăng nên chọn chỗ bãi cao chân núi cận tiện, để dân binh dễ làm công việc. Còn đường ngầm đưa quan tài đến huyệt, bắt đầu từ Hiếu Lăng, nên bắt chước mà làm. Còn điện vũ liệu lượng mà xây cho kiêm ước, không nên làm nhiều đền đài, lao phí đến tài lực của dân binh.” Sau đó, khi vua Tự Đức lên nối ngôi cha đã tiến hành xây dựng lăng tẩm cho ông.

Vua Tự Đức cho các thầy địa lý tìm đất xây lăng, và rốt cuộc chọn dãy núi thấp thuộc làng Cư Chánh, huyện Hương Thủy làm nơi xây dựng lăng tẩm. Sau này, ngọn núi được đổi tên thành núi Thuận Đạo, lăng được gọi là Xương Lăng. Lăng quay mặt về hướng Tây Bắc – hướng chưa từng được dùng trong các công trình cung điện, đền đài, nhưng theo phong thủy, Lăng Thiệu Trị có hướng sơn thủy chỉ giao. Ngoài ra, đồi Vọng Cảnh cách lăng tầm 1km cùng núi Ngọc Trản phía bên trái chầu về trước lăng tạo cho Lăng Thiệu Trị vị thế tả long hữu hổ, trong khi núi Chằm cách đó tầm 8km và động Bàu Hồ có vị trí gần hơn làm bình phong thiên nhiên cho khu Tẩm trong lăng.

Theo lời trăn trối của vua cha, vua Tự Đức căn dặn các đại thần phải bắt chước cách làm toại đạo giống lăng Minh Mạng. Còn về các công việc xây dựng những công trình thờ phượng như điện, đình, các, viện, v.v. phải theo quy chế của lăng Gia Long, tùy theo địa thế để định liệu mà làm. Quá trình xây cất Lăng Thiệu Trị được đánh giá là chưa từng có trong lịch sử khi thực hiện gấp rút dưới sự đốc thúc trực tiếp của vua Tự Đức.

Kiến trúc Lăng khởi công vào ngày 11/2/1848, và vào tháng 3/1848, phần Toại đạo tương tự Lăng Minh Mạng (đường hầm đưa quan tài vua vào huyệt mộ) hoàn thành. Đến tháng 5/1848, các công trình chính của lăng hoàn thành. Ngày 14/6/1848, vua Tự Đức đích thân ghé thăm, kiểm tra công trình lần cuối. Mười ngày sau đó, thi hài vua Thiệu Trị chính thức được đưa vào lăng an táng sau 8 tháng quàn tại cung Bảo Định.

Lăng Thiệu Trị

Hình ảnh bên ngoài lăng vua Thiệu Trị

Mộ Vua Thiệu Trị Những công trình phụ trong lăng vẫn tiếp tục được xây dựng sau khi thi hài vua đã được chôn cất xong xuôi. Tháng 11/1848, tấm bia “Thánh Đức Trần Công” với bài bi ký hơn 2.500 chữ do vua Tự Đức ngự bút viết về cuộc đời và công đức của cha chính thức được dựng. Đây cũng là công trình cuối cùng đánh dấu quá trình thi công lăng tẩm có thời gian diễn ra nhanh nhất lịch sử với vỏn vẹn chưa đầy 10 tháng.

Lăng Thiệu Trị được chia thành hai khu vực chính, bao gồm khu Trục Lăng nằm bên phải và khu Trục Tẩm (khu vực điện thờ) nằm bên trái. Nếu Lăng Minh Mạng đã ghép ba trục của Lăng Gia Long làm một trục duy nhất, thì có thể nói Lăng Thiệu Trị là công trình dung hòa hai mô thức trên bằng cách thiết kế thành hai trục riêng biệt, cách nhau chừng 100m. 

Được xây dựng ở phía bên phải lăng, Khu Lăng tọa lạc tại vị thế non nước hữu tình với phía trước là hồ Nhuận Trạch thông với hồ Điện, sau là Bức bình phong và nghi môn được chạm khắc theo hình rồng vờn mây dẫn vào Bái Đình.

Tại khoảng sân chầu rộng được đặt hai hàng tượng đá – tác phẩm đại diện cho nghệ thuật tạc tượng vào nửa đầu thế kỷ XIX tại Huế. Đi tiếp ra phía sau, ngay phía sau hồ Nhuận Trạch, bạn sẽ nhìn thấy một nghi môn bằng đồng dẫn vào sân Bái Đình rộng lớn.

Ngay phía sau Bái Đình chính là Bi Đình và Lầu Đức Hinh nằm trên một ngọn đồi có hình dáng từ xa trông hệt một cái mai rùa. Hai bên sân Bái Đình được đặt hai hàng tượng đá quan văn, võ và ngựa, voi nghiêm trang. Tại khu vực Bi Đình, hay còn gọi với cái tên khác là Phương Đình, chính là nơi dựng bức tượng “Thánh Đức Trần Công” hơn 2.500 chữ do đích thân vua Tự Đức ngự bút viết về cuộc đời và công đức của vua cha.

Khu Tẩm, còn được gọi là điện thờ, được xây dựng theo phong cách riêng biệt và cách Lầu Đức Hinh khoảng 100m chếch về phía bên trái. Lầu Đức Hinh được xây dựng trên một quả đồi thấp hình mai rùa, có dáng dấp tương tự Minh Lâu tại Lăng Minh Mạng. Tuy nhiên, đáng tiếc là ngày nay Lần Đức Hinh đã sụp đổ, chỉ còn sót lại phần nền và bậc cấp mà thôi.

Lăng Thiệu Trị

Hình ảnh bên trong lăng vua Thiệu Trị

Lăng Thiệu Trị - Mộ Vua Thiệu Trị- Lăng Tẩm Thiệu Trị Huế Phía sau Lầu Đức Hinh chính là một vườn hoa được xây dựng đối xứng hai bên, hệt vườn hoa sau Minh Lâu ở Lăng Minh Mạng vậy. Kế đó chính là Hồ Ngưng Thúy trước Bửu Thành và có ba cây cầu bắc ngang qua, gồm cầu Chánh Trung ở giữa, cầu Đông Hòa bên phải và câu Tây Đình bên trái. Cả ba cây cầu đều có điểm kết thúc dẫn đến Bửu Thành – nơi đặt thi hài vua Thiệu Trị.

Ngoài ra, trong khu Tẩm tại Lăng Thiệu trị còn có các công trình khác như Nghi Môn được xây dựng bằng đá cẩm thạch, Hồng Trạch Môn – cánh cổng dạng vọng lâu dẫn đến điện Biểu Đức. Đây là công trình trung tâm của khu Tẩm, đồng thời là nơi thờ phượng bài vị của vua và Nghi Thiên Chương Hoàng Hậu (bà Từ Dũ). Tại chính điện có những cổ diêm và bộ mái có 450 ô chữ khắc các bài thơ có giá trị văn học và giáo dục cao.

Lối lên Bửu Thành ngoài hai khu vực chính, trong Lăng Thiệu Trị còn có các công trình phụ khác cũng trang nghiêm và bề thế chẳng kém, như Tả Hữu Phối Điện, Tả Hữu Tùng Điện với điện Biểu Đức ở giữa, góp phần tôn thêm vẻ cao quý, tranh nghiêm của chính điện.

 Từ khu vực Lăng Thiệu trị chếch về phía trước một xíu chính là lăng Hiếu Đông – nơi an nghỉ của mẹ vua là bà Hồ Thị Hoa. Trong khi đó, phía bên trái sau lăng chính là lăng Xương Thọ của vợ vua là bà Từ Dũ. Và phía trước lăng chính khu mộ tảo thương – đây là nơi an nghỉ của các ông hoàng, bà chúa nhỏ bé, con vua Thiệu Trị ngày xưa.

Lăng Thiệu Trị sở hữu vẻ đẹp độc nhất vô nhị đậm chất thôn quê với những vườn cây xanh rờn và cánh đồng lúa trĩu đòng đòng. Với thời gian thi công vỏn vẹn 10 tháng mà đã có thể đạt những được thành tựu thế này, không quá ngạc nhiên khi lăng trở thành một trong số các điểm tham quan dâng hương  tâm linh tại Huế nổi tiếng bậc nhất.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

 

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: