-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Mẫu Đông Cuông
Sunday,
27/08/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Mẫu Đông Cuông - Đền Thờ Mẫu Đông Cuông - Đền Đông Cuông
Mẫu Đông Cuông - Đền Thờ Mẫu Đông Cuông - Đền Đông Cuông Ngoài thờ Mẫu Đệ nhị Thượng ngàn, đền Đông Cuông còn thờ thần Vệ quốc các vị thần người bản địa có công trong kháng chiến chống giặc Mông Nguyên như Hà Đặc, Hà Chương, Hà Bổng… là những người từng lãnh đạo nhân dân nơi đây chống giặc Mông Nguyên, bị tử trận. Bên cạnh đó đền cũng thờ các vị tướng thời nhà Trần có công trong ba cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc ta chống quân Nguyên Mông (diễn ra từ năm 1258 đến năm 1288).
Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ lâu đã nổi danh là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm ven sông Hồng. Ngôi đền còn là nơi thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn trong tục thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ở đền Đông Cuông, hình tượng Mẫu Thượng ngàn cai quản 81 cửa rừng có sự pha trộn, chồng lớp bởi rất nhiều truyền thuyết ở các thời đại khác nhau. Theo truyền tụng, đây vốn là một ngôi miếu nhỏ thờ thần núi, thần rừng. Ngôi miếu này trở thành đình vào thời Lê và đến triều Nguyễn thì đổi thành đền.
Hình ảnh đền mẫu động cuông nhìn từ ngoài vào
Mẫu Đông Cuông Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục”, ngôi miếu này thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh, giúp dân lập bản lập mường, dạy dân bách nghệ, chữa bệnh, cứu đói. Vào đời vua Lê Thái Tổ đã phong bà là Lê Mại Đại Vương, sau khi bà phù hộ cho vua Lê đánh tan giặc. Đền Đông Cuông còn có tên là đền Thần Vệ quốc theo sắc phong của triều đình Nguyễn.
Đền được xây dựng tại nơi có vị thế sơn thủy hữu tình. Tại đây bạn sẽ thấy có cảnh núi đồi, có sông, tất cả thể hiện đây là nơi mà cả âm và dương đều hòa hợp. Đền đông cuông và Đền Suối Tiên là 2 ngôi đền được xây dựng trên diện tích rộng, có mức độ nổi tiếng về tâm linh thuộc vào hàng nhất tại Yên Bái nói riêng và trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung. Đền Mẫu Đông Cuông hay đền thờ chính Mẫu Đệ Nhị Thượng ngàn là đại diện cho tục thờ Mẫu Tam Phủ của người dân Việt Nam, ngoài ra còn có Chầu Đệ Nhị cùng những vị thần vệ quốc.
Hình ảnh đền mẫu động cuông rất đông du khách đến dâng lễ cầu bình an
Đền Thờ Mẫu Đông Cuông Tìm về thời xa xưa, thời điểm Đền đặt những viên gạch đầu tiên thì nơi đây ban đầu được xây với ý nghĩa là một ngôi miếu nhỏ để người dân thờ thần núi và thần rừng. Vào thời nhà Lê, ngôi miếu đã trở thành đình, đến thời nhà Nguyễn thì thành đền. Theo như lời giới thiệu của Ban Quản lý khu di tích, Đền Đông Cuông được xây dựng thành 4 cụm chính là Đền chính, Miếu thờ Xô, Miếu thờ Cậu và Miếu thờ Đức Ông. Phía bên trong Đền chính có cung cấm thờ hai pho tượng, cung Mẫu bao gồm phần cung Chúa và cung Sơn Trang.
Trải qua thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ác liệt, Đền Mẫu Đông Cuông bị tàn phá nặng nề. Và vào năm 1995, chính quyền tỉnh Yên Bái đã quyết định cấp phép để sửa chữa, xây mới ngôi đền trên nền móng còn lại của đền thờ cũ. Cho tới nay, Đền Mẫu Đông Cuông không chỉ thu hút đông đảo người dân đến dâng hương mà còn có một lượng lớn du khách thập phương đến tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc đặc biệt của đền.
Vào năm 2000, Đền đã được nhà nước công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Ngày 22/01/2009, sau 9 năm nhận chứng nhận Di tích lịch sử văn hóa, Đền Mẫu Đông Cuông đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây trở thành điểm đến du lịch tâm linh nổi tiếng nhất tỉnh Yên Bái.
Hình ảnh đền mẫu động cuông bên trong điện thờ rất đẹp
Mẫu Đông Cuông - Đền Thờ Mẫu Đông Cuông - Đền Đông Cuông Kiến trúc của Đền mang đặc trưng của đền chùa được xây dựng vào thời Lý Trần Lối kiến trúc hình chữ đinh. Đi từ ngoài vào Mẫu Đông Cuông, thứ đầu tiên bạn sẽ thấy là cây cầu đá mang dáng vẻ cổ kính có tuổi đời lên đến 800 năm. Tiếp bước, nếu bạn quan sát toàn cảnh sẽ nhận thấy đền được xây cụm hai tòa là đại bái phía trước và hậu cung cấm phía sau.
Bên trong hậu cung cấm tới nay vẫn còn bảo lưu được toàn vẹn hai pho tượng đồng với kích cỡ rất lớn. Một là pho tượng mẫu và một pho tượng quan Hoàng Báo. Trong tòa Tiền đường, bạn sẽ thấy bốn ban phủ tòa thờ với rất nhiều di vật mang có ý nghĩa lịch sử. Bốn ban bệ thờ dùng để thờ Tòa ngũ vị Tiên Ông, Phủ Sơn trang, Ban Trần triều và Tòa công đồng chúa.
Phần mái của đền thờ có thiết kế kiểu dáng cong cong tựa hình lưỡng long chầu nhật. Các cột trụ bên trong đền được làm bằng gỗ tứ thiết, có sơn son thếp vàng và những hình rồng cuốn đậm nét văn hóa phương Đông. Những hình trang trí có trong đền đều được thực hiện bởi những bàn tay nghệ nhân xuất xắc từ quá khứ đến hiện tại vì vậy mỗi chi tiết đều toát lên sự tỉ mỉ, tinh xảo. Đây cũng là một cách thể hiện sự thành kính và tín ngưỡng của thờ Mẫu trong lòng người dân Việt Nam.
Theo chiều dài thời gian, thăng trầm cùng lịch sử của đất nước, Đền Đông Cuông đã trải qua nhiều lần tu sửa, tuy nhiên, lối kiến trúc truyền thống thuở ban sơ vẫn được giữ nguyên, mang đậm giá trị về tính nghệ thuật, bề dày lịch sử và nét văn hóa riêng biệt. Chỉ có khuôn viên của Đền là được mở rộng thêm, bổ sung thêm nhiều cây xanh tỏa bóng mát. Tô điểm thêm vào bức tranh thiên nhiên quanh Đền là những rừng đào, rừng mận vào mùa Xuân ngàn bông hoa sẽ nở rộ, khoe sắc.
Mặt Đền Mẫu Đông Cuông hướng về phía Nam cùng địa thế tựa sông tựa núi, cùng cảnh sắc thiên nhiên vô cùng hữu tình như bức tranh thuỷ mặc tuyệt đẹp. Du khách thập phương đến dâng hương nhang câu bình an vào những ngày lễ tết.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ