Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Mẫu Thượng Ngàn

Mẫu Thượng Ngàn
Tuesday,
05/09/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Mẫu Thượng Ngàn - Bà Chúa Thượng Ngàn - Lâm Cung Thánh Mẫu

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Mẫu Thượng Ngàn - Bà Chúa Thượng Ngàn - Lâm Cung Thánh Mẫu hay còn gọi Mẫu đệ nhị là một trong ba vị Thánh Mẫu được thờ cúng tại điện Mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền bắc và miền trung Việt Nam. Trong khoa cúng của Đạo Mẫu Tứ Phủ, Mẫu được tôn xưng là Mẫu Đệ Tứ Nhạc Tiên.

Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng và hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là Mẫu Đệ Nhất Thiên Tiên và Mẫu Đệ Tam Thuỷ Tiên hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng Mẫu Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Tam Phủ, Tứ Phủ.

Thần tích này liên quan đến đền Bắc Lệ, Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Mẫu Thượng Ngàn là con gái của Sơn Tinh (tức Vua Cha Nhạc Phủ) và Mỵ Nương Ngọc Hoa (媚娘玉花) trong truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh. (Mỵ Nương là danh hiệu gọi con gái của Hùng Vương, tương tự như "Công Chúa").

 Mẫu Thượng Ngàn

Hình ảnh mẫu thượng ngàn

Mẫu Thượng Ngàn được cha mẹ đặt tên là La Bình. Khi còn trẻ là cô gái đức hạnh, tài sắc vẹn toàn; hay thường được cha cho đi cùng khắp mọi nơi. Vì thế nên La Bình học hỏi được nhiều điều. Thêm phần sáng dạ, La Bình luôn tỏ ra là một người đầy bản lĩnh, tự chủ trong giao tiếp, thành thạo mọi việc. Các sơn thần, tù trưởng đặc biệt quý trọng nàng, xem nàng là đại diện xứng đáng của Sơn Thánh.

Khi Sơn Tinh và Mỵ Nương Ngọc Hoa về trời theo lệnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế, La Bình thay cha đảm nhận công việc dưới trần, nghĩa là trông coi tất cả 81 cửa rừng và các miền núi non hang động, các miền trung du đồi bãi của nước Nam. Mẫu luôn chăm chỉ làm tròn các trọng trách của mình. Bà bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp,...

Bà cải tiến và hoàn thiện những gì mà trước kia cha của bà chỉ mới bắt đầu. Làm nhà không chỉ vững chải mà còn chạm trổ cho đẹp đẽ. Ở mũi các thuyền độc mộc khắc hình hai đầu rồng chạm hẳn vào nhau. Cách nấu nướng thức ăn có thêm nhiều món mới. Công việc đồng áng, bà cũng dạy mọi người cách lấy ống bương để dẫn nước từ khe núi xuống, phân phát hạt giống. Chăn nuôi thêm nhiều giống gia cầm gia súc, trồng trọt thêm những hoa thơm trái lạ.

 Mẫu Thượng Ngàn

Hình ảnh bà chúa thượng ngàn hay còn gọi là mẫu thượng ngàn

Bà Chúa Thượng Ngàn là con của vua Đế Thích, hạ phàm đầu thai làm con vua Hùng Vương. Khi sinh bà, hoàng hậu đang đi rừng, vì đau quá phải vịn vào cành quế mới sinh hạ được bà nên vua Hùng Vương mới đặt tên cho bà là Quế Hoa Mỵ Nương nhưng hoàng hậu không may qua đời ngay sau đó. Lớn lên, Quế Hoa luôn nhớ thương mẹ nên đã đi vào rừng sâu để tìm mẹ. Bà được ông Bụt ban cho phép thuật và 12 thị nữ nên đã ra sức cứu giúp dân lành. Khi nhân dân đã có cuộc sống ấm no, bà trở về nơi bà đã giáng trần. Để tưởng nhớ công ơn, người dân tôn bà là Bà Chúa Thượng Ngàn cai quản vùng núi.

Người ta cho rằng các chiến công quân sự của nhiều triều đại Việt Nam đều có sự phù hộ của bà. Vì thế, các triều đại này, sau khi thắng lợi đều có lễ tạ ơn và có sắc thượng phong cho bà là công chúa.

 Mẫu Thượng Ngàn

Hình ảnh mẫu đệ nhị hay còn gọi là mẫu thượng ngàn

Mẫu Thượng Ngàn - Bà Chúa Thượng Ngàn - Lâm Cung Thánh Mẫu Một truyền thuyết cho rằng hồi đầu thời kỳ khởi nghĩa Lam Sơn, lúc ấy lực lượng nghĩa quân còn yếu, đang đồn trú ở Phản Ấm thì quân Minh kéo đến bao vây. Nghĩa quân người ít chống cự không nổi, phải tan tác mỗi người mỗi nơi. Trong đêm tối, công chúa Thượng Ngàn đã hóa phép thành bó đuốc lớn, soi đường cho quân sĩ, tập hợp và dẫn dắt họ đi vào đất Mường Yên, về cơ sở núi Chí Linh. Ánh đuốc thiêng của bà, chỉ quân sĩ của Lê Lợi biết được, còn quân Minh không thể nào nhìn thấy.

Trong đền thờ là  công chúa Quế Mỵ Nương – Thượng Ngàn Thánh Mẫu và một số bệ thờ theo tín ngưỡng dân tộc : Tam Toà Thánh Mẫu, Vua Cha Bát Hải và Hội Đồng Quan Lớn. Còn có thờ Quan Hoàng Quận (tức Quan Hoàng Đệ Nhất, hay Quan Hoàng Cả tại cung thờ. Ngôi đền cuối trong khu di tích là chùa Thượng. Cách thờ cúng của ngôi đền Thượng khác hẳn với hai ngôi chùa trước đó. Nơi đây không thờ bức tượng công chúa Quế Mỵ Nương mà chỉ thờ vọng. Tuy vậy không gian và kiến trúc tại đây cũng rất thu hút khách đến dâng hương nhang cầu bình an vào các dịp lễ tết.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: