Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Nhị Phủ Miếu

Nhị Phủ Miếu
Sunday,
16/01/2022
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cẩm nang

Nhị Phủ Miếu - Chùa Ông Bổn Quận 5 - Hội Quán Nhị Phủ

Hương Xưa Đức Thụ

Nhị Phủ Miếu - Chùa Ông Bổn Quận 5 - Hội Quán Nhị Phủ là một ngôi miếu do người Hoa xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa (nay là vùng Chợ Lớn) vào khoảng đầu thế kỷ 18. Hiện ngôi miếu tọa lạc tại số 264 đường Hải Thượng Lãn Ông, Phường 14, Quận 5Thành phố Hồ Chí Minh.

Có tên là Nhị Phủ vì miếu được thành lập do sự đóng góp của người Hoa gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc. Về sau nhóm Tuyền Châu lập hội quán Ôn Lăng, nhóm Chương Châu lập hội quán Chương Châu (nay là Hà Chương).

Không rõ miếu được xây dựng năm nào. Hiện nay trong miếu còn lưu giữ một chuông cổ. Trên chuông chỉ đúc hàng chữ "Nhị phủ Đại Bá Công Ất Dậu trong thu cát đán..." nên khó xác định niên đại. Trong "Cổ Gia Định phong cảnh vịnh", bài phú mô tả phong cảnh Gia Định từ năm 1770 đến năm 1815, chùa ông Bổn đã được nhắc đến:

Hình ảnh bên ngoài cổng Chùa Ông Bổn - Nhị Phủ Miếu

Nhị Phủ Miếu thờ Ông Bổn, tức Chu Đạt Quan – một viên quan nhà Nguyên, Trung Quốc, được người Hoa Phúc Kiến ở Sài Gòn tôn là Bổn Đầu Công – vị thần bảo vệ đất đai và con người vùng Sài Gòn – Chợ Lớn. Hằng năm, miếu mở nhiều lễ hội, đặc biệt hội rằm tháng Giêng và tháng Tám – ngày sinh và ngày hoá của Ông Bổn – là hai ngày lễ hội lớn nhất trong năm.

Về lai lịch Bổn Đầu Công,học giả Vương Hồng Sển cho biết:Nguyên đời Vĩnh Lạc (1403 -1424), vua có sai ông thái giám Trịnh Hòa (sáchPháp âm: Cheng Ho), cỡi thuyền buồm dạo khắp các nước miền Đông Nam Á ban bố văn hoá Trung Hoa, và luôn dịp mua về cho hoàng đế Minh Triều những kỳ trân dị bửu Ấn Độ, Xiêm La, Miến Điện,Cao Miên, Việt Nam, Chiêm Thành, Tân Gia Ba, Chà Và, Nam Dương Quần Đảo, v. v…

Trịnh Hòa tỏ ra vừa nhà thám hiểm, du lịch, khảo cứu địa dư, ngoại giao, ngôn ngữ học, mỗi mỗi đều tài tình. Đi đến đâu, ông thi nhân bố đức, và đưa người Tàu đến lập nghiệp đến đó, hoặc chỗ nào có người Trung Hoa ở sẵn thì ông chỉnh đốn sắp đặt cho có thêm trật tự, v.v…, sau nầy ông mất, dân ngoại kiều cảm đức sâu, thờ làm phúc thần, vua sắc phong “Tam Bửu Công”, cũng gọi “Bổn Đầu Công” (đọc giọng Tàu là Bủn Thầu Cúng) gọi tắt là “Ông Bổn”.

Hình ảnh đằng sau Chùa Ông Bổn được vẽ rất công phủ

Chùa Ông Bổn Quận 5 Ở Nhị Phủ, trang thờ “Phúc đức chính thần” tức ông Bổn, chiếm vị trí trung tâm của gian chính điện. Tượng ông Bổn bằng gỗ cao khoảng 1,5m, thể hiện một ông già quắc thước, khoan hòa với chòm râu bạc trắng buông dài, dáng ngồi thoải mái, một tay gác lên tay ngai, một tay vuốt chòm râu…

Ngoài Ông Bổn được thờ chính (ngày lễ tế: 15 tháng 8 ÂL), Nhị Phủ còn thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế  Quảng Trạch Tôn Vương, Quảng Đại Tôn Vương, Thái Tuế, Quan Công, Quan Thế Âm bồ tát, Chúa Sanh nương nương, Hoa Phấn phu nhân, cùng rất nhiều vị thần khác.

Miếu Ông Bổn được thành lập do sự đóng góp của người Hoa gốc ở hai phủ Tuyền Châu và Chương Châu thuộc tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, vì thế mới có tên là Nhị Phủ Miếu. Về sau, người Tuyền Châu xây dựng hội quán riêng có tên là Ôn Lăng, người Chương Châu xây dựng hội quán Hà Chương. Miếu Nhị Phủ được dùng làm hội quán của bang Phúc Kiến.

Miếu Nhị Phủ tọa lạc trong một khuôn viên có diện tích khoảng 2.500 m2, kiến trúc tổng thể theo hình chữ – Khẩu, gồm bốn dãy nhà dài, vuông góc nhau, khoảng trống ở giữa tạo nên sân thiên tỉnh. Mỗi khối nhà đều có một lớp mái riêng, lợp ngói ống, diềm mái lợp bằng ngói men xanh. Tiền điện có hai tầng mái, trang trí công phu.

Hình ảnh bên trong Chùa Ông Bổn

Hội Quán Nhị Phủ có kết cấu quy mô với những vòm cửa bằng đá, những hàng cột gỗ to, có cột cao đến 7 m, chân cột kê trên các chân đế bằng đá chạm trổ mỹ thuật. Qua hết khoảng sân rộng, du khách sẽ thấy cặp kỳ lân bằng đá chầu hai bên tam cấp. Từ đây, du khách có thể nhìn rõ các bông sen chạm ngược ở đầu thanh chống xà gỗ, các tượng long mã, kỳ lân… gắn trên kèo, cột dưới mái hiên.

Vách mặt tiền miếu được ghép bằng các phiến đá. Ngoài hai ô cửa sổ tròn, trên vách còn các phù điêu ghép bằng mảnh sứ hình rồng, hổ, thần tiên… Kết cấu gỗ chính của toàn bộ công trình là chồng rường giả thủ, tựa như năm ngón tay vươn lên, mỗi “giả thủ” biến thể hình quả bí thanh thoát, trang trí rườm rà và màu sắc.

Miếu Ông Bổn hiện còn lưu giữ nhiều liễn đối và hoành phi bằng gỗ, phần lớn có niên đại từ năm 1864 – 1901.Ngoài ra, miếu còn hai quả chuông, một bằng đồng và một bằng gang.

Hình ảnh đôi chuông được đúc bằng đồng nguyên khối tại Nhị Phủ Miếu

Nhị Phủ Miếu - Chùa Ông Bổn Quận 5 - Hội Quán Nhị Phủ hàng năm, miếu Nhị Phủ có nhiều ngày cúng tế, thu hút đông đảo đồng bào Hoa – Việt đến tham dự. Hai ngày tế lễ chính là rằm tháng Giêng và rằm tháng Tám – ngày sinh và ngày mất của ông Bổn. Lễ vật cúng tế gồm hương nhang ngũ sinh (thịt của năm loài vật, trong đó phải có một con heo và một con dê sống đã làm lòng), ngũ quả (năm loại trái cây), hương hoa…

Miếu ông Bổn toạ lạc trong khu vực quận 5, là khu vực đông người Hoa sinh sống. Đây cũng là một địa chỉ thu hút nhiều du khách đến tham quan và lễ bái, đặc biệt là các du khách người Hoa ở các nước.

Miếu Nhị Phủ là một trong những ngôi chùa miếu, có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở TP. HCM. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác, đó không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa (Phúc Kiến).

Vì vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1998, miếu Nhị Phủ mọi người thường hay đến thắp hương nhang cầu bình an cho gia đình và người thân.

Map chỉ dẫn đến Nhị Phủ Miếu

Nhị Phủ Miếu không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.​​​​​​​
Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: