Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Núi Bà Đen

Núi Bà Đen
Saturday,
02/12/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Núi Bà Đen - Lễ Hội Núi Bà Đen - Núi Bà Đen Tây Ninh

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Núi Bà Đen - Lễ Hội Núi Bà Đen - Núi Bà Đen Tây Ninh là ngọn núi lửa đã tắt nằm ở trung tâm tỉnh Tây Ninh, Việt Nam. Với độ cao 986 m, đây là ngọn núi cao nhất miền Nam Việt Nam hiện nay, được mệnh danh "Đệ nhất thiên sơn".

Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà.Trong Chiến tranh Việt Nam, khu vực xung quanh núi là một điểm nóng khi là nơi đường mòn Hồ Chí Minh kết thúc và cách biên giới Campuchia vài km về phía Tây.

Khu vực này thực chất là một cụm gồm ba núi nằm liền kề nhau là Núi Bà Đen (còn được gọi tắt là Núi Bà), Núi Heo và Núi Phụng trên tổng diện tích 24 km². Quần thể Núi Bà Đen được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích lịch sử và danh thắng cấp quốc gia vào ngày 21 tháng 1 năm 1989.

Núi Bà  Ở độ cao 996 mét (3.268 ft), ngọn núi lửa đã tắt này mọc lên từ khu đất nông nghiệp bằng phẳng của vùng Đông Nam bộ. Ngọn núi gần như là một hình nón hoàn hảo và hơi phình ra ở phía Tây Bắc. Núi Bà Đen sở hữu nhiều hang động và được bao phủ bởi nhiều đá bazan lớn. Vị trí của ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc thành phố Tây Ninh, thuộc địa phận xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố 11 km; cách Thành phố Hồ Chí Minh 96 km về phía Tây Bắc.

Núi Bà Đen

Hình ảnh trên đỉnh núi bà đen có cột mốc cao 986 mét

Núi Bà Đen Có rất nhiều truyền thuyết khác nhau về lịch sử núi Bà Đen, trong đó, ba câu chuyện vô cùng nổi tiếng vẫn được dân gian lưu truyền cho đến tận ngày nay. Chuyện kể rằng, nàng Lý Thị Thiên Hương (tên thật của Bà Đen) là con của Lý Thiên - vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn. Mẹ của nàng là bà Đặng Ngọc Phụng, người con của đất Bình Định nhưng vào Trảng Bàng lập nghiệp đã lâu. 

Trong làng nơi Thiên Hương sống có một chàng trai tên Lê Sĩ Triệt, tuy văn hay võ giỏi nhưng không may mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một lần nọ, khi Thiên Hương lên núi thắp hương cúng Phật thì gặp phải một đám côn đồ vô cùng hung hãn tiến đến vây bắt. Đúng lúc đó, Sĩ Triệt xông tới, chàng đánh gọn đám con đồ và giải thoát Thiên Hương trong chân tơ kẽ tóc. Để tạ ơn công lao cứu nguy của chàng trai trẻ, cha mẹ Thiên Hương đã hứa gả con gái cho người hùng họ Lê. Ấy vậy mà đám cưới chưa kịp diễn ra, Sĩ Triệt đã bị gọi đi tòng quân đánh Tây Sơn.

Núi Bà Đen

Hình ảnh núi bà đen đẹp trong huyền ảo

Lễ Hội Núi Bà Đen Trong một lần lên núi cúng chùa, nàng Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt và toan hãm hiếp. Để giữ trọn lòng trung trinh, Thiên Hương không còn cách nào khác ngoài tuẫn tiết xuống khe núi gần đó. Sau khi chết đi, cô gái đáng thương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì ngôi chùa trên núi biết tin. Chuyện kể rằng, Thiên Hương hiện lên trong mộng với dáng hình một người phụ nữ mang gương mặt đen đúa, lạ kì. Kể từ đó, người dân gọi bà là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.

Còn trong cuốn Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh có kể rằng, ngày xửa ngày xưa, viên quan trấn thủ vùng đất dưới chân núi có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên, người con gái tên là Thạch Nương, thường gọi ở nhà là Đênh. 

Nàng Đênh nổi tiếng xinh đẹp nên được quan trấn thủ Trảng Bàng để ý và cho người mai mối xin cưới cho con trai mình. Nhưng trong quá trình chuẩn bị lễ cưới, nàng Đênh bất ngờ mất tích khiến gia đình hai bên lo lắng khôn nguôi. Mọi người tìm kiếm suốt mấy ngày ròng rã, cuối cùng phát hiện cô gái bất hạnh không may bị cọp vồ trong rừng. Gia đình cho mai táng và lập cho nàng Đênh một ngôi mộ dưới chân núi, sau lấy tên ngọn núi đó là Bà Đen.

 Núi Bà Đen

Hình ảnh núi bà đen có đám may bao phủ nhìn rất lạ mắt

Núi Bà Đen - Lễ Hội Núi Bà Đen - Núi Bà Đen Tây Ninh Lễ hội Xuân núi Bà Đen được tổ chức bắt đầu từ mùng 4 tháng Giêng cho đến hết tháng Giêng hằng năm với 3 ngày quan trọng nhất là mùng 4, 5 và 6. Trong dịp này những người hành hương về Núi Bà, thường xin những gói giấy đỏ trong đựng một nhúm gạo, hoặc tiền lẻ coi như xin lộc Bà đầu năm để làm ăn phát lộc, phát tài.

Vào năm 2022, Lễ hội Xuân núi Bà Đen đã thu hút lượng khách tham quan nhiều nhất ở khu vực Đông nam Bộ. Ngày 14 tháng 8 năm 2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu núi Bà Đen là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây được xem là lễ hội dân gian lớn ở Tây Ninh nói riêng và khu vực Đông Nam Bộ nói chung.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: