Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Tết Trùng Cửu

Tết Trùng Cửu
Tuesday,
21/11/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Tết Trùng Cửu - Ngày Tết Trùng Cửu - Tết Trùng Dương

Cẩm Nang

Hương Xưa Đức Thụ

Tết Trùng Cửu - Ngày Tết Trùng Cửu - Tết Trùng Dương Ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm là ngày Tết cổ xưa của người Việt, ngày tết hoa Cúc. Trong các ngày Tết, ngày lễ cổ truyền dân gian Trung Quốc còn một ngày lễ rất quan trọng mà những người làm con đều nên ghi nhớ, đó là Tết Trùng Cửu (còn gọi là Tết Trùng Dương, Tết người cao tuổi, Tết người già) được diễn ra vào ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch hàng năm. Con số 9 được coi là số dương, sự lặp lại hai lần số 9 nên gọi Trùng Cửu, Trùng Dương là vì vậy.

Năm 221 trước Công nguyên, sau khi thống nhất đất nước Trung Hoa, nhà Tần đã tổ chức hoạt động cúng tế chúc mừng mùa màng bội thu vào tháng 9 âm lịch hằng năm trên khắp cả nước. Ngày mùng 9 tháng 9 được xem là ngày rất tốt lành và tết Trùng Cửu ra đời từ đó, mang ý nghĩa chúc mừng mùa màng bội thu. Tuy nhiên lịch sử đã đem đến cho tết Trùng Cửu thêm nhiều ý nghĩa khác. Tết Trùng Cửu còn có một cách nói khác là "Từ thanh", chính là "tạm biệt thảm cỏ xanh".

Tết Trùng Cửu

Hình ảnh minh họa ngày tết trùng cửu

Tết Trùng Cửu Có rất nhiều điển tích về sự ra đời của ngày Tết này. Có tích kể rằng, phong tục được bắt nguồn từ đời Hán. Trong “Tục Tề hài ký”, Ngô Quân thời Nam Triều từng có ghi chép lại câu chuyện như thế này:Đời Hậu Hán (25-250) có Hoàng Cảnh, người huyện Nhữ Nam, theo học đạo tiên với Phí Trường Phòng. Một hôm, Trường Phòng bảo Cảnh: “Ngày mồng 9 tháng 9 tới đây, gia đình của nhà ngươi gặp phải tai nạn.

Muốn tránh tai họa thì đến ngày đó, ngươi nên đem cả nhà lên núi cao, tay đeo túi đỏ, đựng hột thù du, uống rượu hoa cúc, tối sẽ trở về, may ra tránh khỏi vận hung”. Hoàng Cảnh vâng theo lời thầy. Quả thực đến tối trở về, gà vịt heo chó trong nhà bị dịch chết hết.Kể từ đó, hằng năm cứ đến ngày mùng 9 tháng 9 âm lịch là người người lại rời nhà lên núi để lánh nạn, lâu dần người ta gọi đó là ngày Tết Trùng Cửu.

Tết Trùng Cửu

Hình ảnh hương nhang vòng để cúng ngày tết trùng cửu do Hương Xưa Đức Thụ sản xuất

Ngày Tết Trùng Cửu Ngày này, nhiều người dân thường chọn đi leo núi ở vùng ngoại thành. Lúc này thời tiết rất đẹp, gió mát, trời xanh nên có thể tự do ngắm cảnh từ trên cao và cảm nhận không khí mát lành khác xa nơi thành thị bụi bặm, đông đúc. Ăn bánh cao vào ngày cũng là một lựa chọn không hề tồi. Bánh này được nấu từ bột gạo xay, sau đó nấu cùng nước đường đỏ rồi hấp chín lên. Bánh có hình dạng 9 tầng như tòa bảo tháp.

Bánh này tượng trưng cho số 9, trên cùng của chiếc bánh người thợ cho điểm to thêm cành phù du hoặc 2 con dê với ý nghĩa món ăn dành cho Tết Trùng Cửu.Ngoài ra uống rượu hoa cúc cũng là một trong những hoạt động không thể thiếu trong ngày này. Cùng với việc uống rượu thì vào ngày Tết Trùng Cửu, người dân còn thường ngắm nhìn hoa cúc. Loài hoa này là biểu tượng của sự thanh cao, tượng trưng cho tình bạn thắm thiết của các danh sĩ.

Với những hoạt động ý nghĩa ở trên thì ngày Tết Trùng Cửu có ý nghĩa gì?Tết Trùng Dương uống rượu cúc hoa, đeo cành thù du mục đích là phòng trừ bệnh tật, côn trùng. Sau ngày mồng 9 tháng 9 âm lịch, thời tiết có thời gian ngắn ấm lại. Trong thời gian trước Tết Trùng Cửu mưa thu lất phất, trời âm u, cái nóng vẫn chưa hết, mọi vật dễ trúng độc, con người vào lúc chuyển mùa dễ sinh bệnh tật, cảm cúm. Vì thế, vào thời gian này phải hết sức chú ý phòng côn trùng, phòng nóng lạnh.

Mà rượu cúc hoa có tác dụng bình can( gan ), sáng mắt, giải nhiệt, tiêu độc, giải cảm. Mùi của cây thù du có tính cay nóng, đắng, hương thơm, có thể đuổi muỗi, sát trùng trị hàn , khử độc . Cả hai thứ ấy đều có những tác dụng này. Còn việc trèo lên núi cao trong tiết Trùng Cửu, vào lúc này, trời xanh cao, lên núi đi chơi, có thể khiến tinh thần sảng khoái, trong lòng thư thái. Ngoài ra, còn có nguyên nhân về mặt kinh tế.

Tết Trùng Cửu

Hình ảnh mâm cơm cúng ngày tết trùng cửu

Tết Trùng Cửu - Ngày Tết Trùng Cửu - Tết Trùng Dương là lúc thu hoạch mùa màng xong, nông dân nhàn nhã. Lúc này cây thuốc, hoa quả trên núi bắt đầu già, chín, là dịp tốt để mọi người thu hái. Phong tục dân gian lên núi vào những ngày dịp này cũng bắt nguồn từ đây. Còn tập trung vào một ngày tết Trùng Cửu cũng có nguyên nhân của nó. Số 9 thời cổ đại là số dương. Cổ nhân cho rằng, vào ngày mồng 9 tháng 9, thì tháng cũng là 9, ngày cũng là 9, hai cái trùng nhau, là ngày lành, ngày tốt, cho nên cùng tập trung lên núi vào ngày này là nhằm ý nghĩa ngày lành, ngày đẹp.

Tại Nhật Bản, lễ hội được gọi là Chōyō nhưng cũng là Lễ hội hoa cúc (菊の節句 Kiku no Sekku) và đây là một trong năm lễ hội cổ xưa thiêng liêng của Nhật Bản (sekku).  Nó thường được tổ chức vào ngày 9 tháng 9 theo lịch Gregorian chứ không phải theo lịch âm, tức là vào ngày 9 tháng 9. Nó được tổ chức tại cả hai ngôi đền Shinto và chùa Phật giáo. Lễ hội được tổ chức với mong muốn kéo dài tuổi thọ của một người và được quan sát bằng cách uống rượu sake hoa cúc và ăn các món ăn như gạo hạt dẻ hoặc (kuri-gohan) và hạt dẻ với bánh giầy mochi.

Tại Hàn Quốc, lễ hội được gọi là Jungyangjeol (중양절) và nó được tổ chức vào ngày thứ 9 của tháng thứ 9. Người Hàn Quốc bánh kếp có chứa lá hoa cúc. Vì lễ hội là để tôn vinh và tăng cường sức khỏe, các hoạt động ngoài trời như mang củi, leo đồi hoặc núi để dã ngoại cũng như ngắm hoa cúc được thực hiện.

Còn ở thời Nguyễn, sách Đại Nam thực lục (NXB Giáo Dục) cho biết: "Mậu Tuất, Minh Mệnh năm thứ 19 (1838)… Tiết Trùng dương. Vua đi chơi núi Ngự Bình. Trước đấy, vua bảo Bộ Lễ rằng: Trùng dương nhai tiết, từ xưa đã có. Nước ta tục dân thuần phác, phàm các tiết Thất tịch, Trùng dương, phần nhiều không thưởng ngoạn, nay trong nước được yên, chính là gặp thời vui chơi, nên lấy năm nay làm bắt đầu, mùng 9 tháng 9 trẫm đi chơi núi Ngự Bình, cho các quan theo hầu dự yến, nhân dân được du thưởng để tỏ cùng vui…

Trăm quan làm lễ dâng hương khánh thọ, lễ xong, vào hầu yến. Vua thân rót rượu cúc của vua dùng ban cho hoàng tử, thân công, đại thần văn võ, mỗi người một chén và nói: Rượu này rất tốt, trẫm uống 1 chén, 2 lần mới hết…". Như vậy, có thể thấy Tết Trùng cửu ở nước ta được biết đến sớm nhất là vào thời Trần.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

"HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ" CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: