-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Văn Miếu
Friday,
18/08/2023
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý
Văn Miếu - Khuê Văn Các - Trường Quốc Tử Giám
Cẩm Nang
Văn Miếu - Khuê Văn Các - Trường Quốc Tử Giám là quần thể di tích đa dạng, phong phú hàng đầu của thành phố Hà Nội, nằm ở phía Nam kinh thành Thăng Long. Quần thể kiến trúc Văn Miếu – Quốc Tử Giám bao gồm: hồ Văn, khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám và vườn Giám, mà kiến trúc chủ thể là Văn miếu (chữ Hán: 文廟) - nơi thờ Khổng Tử, và Quốc tử giám (chữ Hán: 國子監) - trường đại học đầu tiên của Việt Nam.
Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3 cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học. Với hơn 700 năm hoạt động đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước đồng thời cũng là nơi khen tặng cho học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đặc biệt, đây còn là nơi các sĩ tử ngày nay đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi quan trọng.
Văn miếu được xây dựng từ năm (1070) tức năm Thần Vũ thứ hai đời Lý Thánh Tông. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa thu tháng 8, làm Văn Miếu, đắp tượng, Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối, vẽ tượng Thất thập nhị hiền, bốn mùa cúng tế. Hoàng thái tử đến đấy học". Năm 1156, Lý Anh Tông cho sửa lại Văn Miếu và chỉ thờ Khổng Tử. Văn Miếu được xây dựng trên khu đất hình chữ nhật (dài 300m, rộng 70m), xung quanh là tường gạch vồ, gồm các hạng mục sau:
Hồ Văn: Hồ Văn nằm đối diện với khu cổng chính của di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Trước đây, giữa hồ có gò Kim Châu, trên dựng một phương đình, gọi là “Phán Thuỷ đình”, là nơi diễn ra các buổi bình thơ của Nho sĩ. Nay phương đình này không còn, trên gò vẫn còn tấm bia dựng năm Tự Đức 18 (1865) ghi lại việc việc nạo vét hồ. Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Hồ Văn đã ngày càng bị thu hẹp lại do lấn chiếm và cây cỏ mọc um tùm, năm 1998 nhà nước đã cho tu sửa, kè hồ và mở cửa cho khách tham quan. Ngày nay, mỗi dịp tết đến xuân về nơi đây thường tổ chức các buổi trình diễn Thư pháp và nhiều người dân đến xin chữ đầu năm để cầu may mắn…
Vườn Giám nằm ở phía Tây của di tích. Ngày nay, Vườn Giám vẫn là khoảng không gian quan trọng của khu di tích, hiện trưng bày nhiều cây cảnh, nhà bát giác, vào các dịp lễ Tết còn là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như: Múa rối nước, đánh đu, trình diễn thơ…
Nghi môn ngoại (tứ trụ): Xưa kia Nghi môn nằm sát Hồ Văn soi mình xuống lòng hồ trong xanh, nhưng khi Pháp chiếm đóng Hà Nội, họ cho làm con đường Quốc Tử Giám cắt qua ngăn cách Nghi môn này với Hồ Văn. Nghi môn được xây dạng tứ trụ (4 cột) bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình hai con ghê chầu vào. Theo quan niệm tâm linh của người phương đông, nghê là con vật linh thiêng có khả năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài thấp hơn, trên đắp nổi 4 con chim phượng xòe cánh chắp đuôi vào nhau theo kiểu kết lồng đèn (phượng cũng là một trong những linh vật xuất hiện nhiều trong các trang trí kiến trúc cổ của người Việt). Xung quanh tứ trụ có đắp nổi các câu đối chữ Hán ca ngợi và đề cao đạo thánh hiền, trong đó có câu:
Đông, Tây, Nam, Bắc do tư đạo, Công khanh phu sĩ xuất thử đồ. Nghĩa là: Từ 4 hướng đông, tây, nam, bắc. Nhân tài cùng hội tụ về đây (cũng từ đây nhân tài tỏa đi bốn phương).
Khuê Văn Các Theo như nhiều thông tin phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, Khuê Văn các được quan Tổng trấn Bắc thành Nguyễn Văn Thành (1758-1817) xây dựng vào mùa thu năm 1805 dưới thời kì trị vì của Vua Gia Long Nguyễn Phúc Ánh nhà Nguyễn. Nếu như thông tin trên là đúng thì niên đại sớm nhất để xác định sự xuất hiện của Khuê Văn các tại Văn Miếu Hà Nội là vào đầu đời Nguyễn.
Mặt khác, có thể nói rằng, Khuê Văn các là công trình độc đáo duy nhất tại Việt Nam trong suốt ngàn năm lịch sử, bởi lẽ trong số hơn 20 Văn Miếu ở khắp nơi trên đất nước thì chỉ có Văn Miếu tại Hà Nội mới có đơn nguyên kiến trúc này. Một số bài báo đã ca ngợi đây là một biểu tượng đầy bản sắc của dân tộc, chỉ riêng có ở Việt Nam. Thực tế, không hẳn là như vậy.
Đến đây chúng tôi muốn giới thiệu thêm về sao Khuê trong văn hóa phương Đông. Sao Khuê là ngôi sao đứng đầu trong 7 vì sao thuộc chòm Bạch Hổ, trấn ở phương Tây và thuộc về nhị thập bát tú. Hình tượng này vốn bắt nguồn từ văn hóa sùng bái tinh tú vào thời cổ đại. Trong quá trình phát triển và du nhập từ dân gian vào Đạo giáo, sao Khuê đã được hình tượng hóa và trở thành một vị thần nắm giữ mệnh vận của văn nhân.
Quá trình thần thánh hóa khiến cho vị thần sao Khuê có dáng dấp là một hình thần quỷ tóc đỏ, mặt xanh, nanh vượn, một tay cầm đấu, một tay cầm bút. Bút ấy điểm trúng ai thì người đó sẽ trúng đại khoa. Từ đó, thần được coi như là người cai quản quan lộc (tư lộc). Sao Khuê về sau còn hòa nhập với sao Khôi (Văn Xương tinh, Văn Khúc tinh). Chức năng chính của nó vẫn là “thần chủ quản công danh phúc lộc của sĩ nhân”.
Khuê Văn các không chỉ có ở Việt Nam mà còn xuất hiện trong rất nhiều địa điểm ở những nơi chịu ảnh hưởng của Nho giáo như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc. Khuê Văn các có niên đại sớm nhất được biết, đến nay, là di tích trong Khổng Miếu tại Khúc Phụ (Trung Quốc). Gác này được đặt tên như vậy vào năm 1191 đời Kim Chương Tông nhà Bắc Tống. Đến đời Tống, Đạo giáo phát triển rất mạnh. Hàng loạt vị thần Đạo giáo đã có những “lấn lướt” trên đời sống tâm linh của xã hội. Đặc biệt là thần sao Khuê. Chính vì thế, các nhà Nho và thế lực chính trị đã phải đưa “Khuê tinh” vào hệ thống thờ tự của mình bằng cách “Nho giáo hóa” vị thần này. Khổng Tử có thụy hiệu là “Văn Tuyên Vương”, đồng thời huyền thoại “Khổng Tử nắm Khuê tinh” (chủ về văn chương) cũng đã được xây dựng nên.
Nhà Tống đã biến Tàng Thư các trong Khổng Miếu thành Khuê Văn các. Và đây cũng chính là lý do khiến nhiều kiến trúc này ở Trung Quốc còn được gọi là “Văn Xương cung”, hay “Khôi tinh các”, “Văn Xương các”, “Khuê Quang các”...
Như vậy, ngay ở trong thời điểm hình thành của nó, Khuê Văn các đã bao hàm trong đó nhiều ý nghĩa và chức năng. Trước tiên về mặt công dụng thì Khuê Văn các là một gác để chứa sách vở, tức là một thư viện để tàng trữ kinh điển. Về mặt biểu tượng thì nó đồng thời là sự cài ghép giữa thụy hiệu (Văn) và sao mệnh (Khuê) của Khổng Tử. Nói cách khác, Khuê Văn các là một công trình tưởng niệm công lao san định sách vở của Khổng Tử bằng cách cất giữ các kinh điển của Nho giáo.
Đời Tống - Nguyên là thời kỳ cực thịnh của Đạo giáo và cũng là thời mà nhiều yếu tố Đạo giáo hòa nhập sâu nhất vào văn hóa Nho giáo tại Đông Á. Việc thờ cúng sao Khuê của nhà Nho đã có sự phát triển lớn dưới sự ảnh hưởng sâu rộng của tín ngưỡng thờ Văn Xương đế quân trong dân gian. Tín ngưỡng này được đưa lên đỉnh cao bởi một nguyên nhân tối quan trọng: đó là sự tuyệt đối hóa khoa cử vào đời Tống - Nguyên trở về sau.
Trọng khoa cử sẽ dẫn đến trọng đỗ đạt, danh vọng, phẩm trật, tước lộc. Hàng ngàn thế hệ Nho sĩ đã lấy nghiệp cử tử trở thành mục tiêu tối thượng. Và ở Việt Nam, tư duy này đã trở thành một căn tính ăn sâu vào tiềm thức dân tộc cho đến ngày nay. Như Trần Chiêu Anh đã nhận xét khi nghiên cứu về Nho học tại Đài Loan đã viết: “Hiện tượng giai tầng Nho sinh coi tín ngưỡng thờ Văn Xương là công cụ để có được khoa danh đã thành hiện tượng rất phổ biến, nó tiêu biểu cho trào lưu “Nho học dung tục hóa” (vulgar Confucianism)”.
Văn Miếu - Khuê Văn Các - Trường Quốc Tử Giám Riêng ở Việt Nam, tín ngưỡng thờ Văn Xương đế quân hiện vẫn còn được biết đến qua 3 di tích cổ là đền Ngọc Sơn, đền Thượng, đền Hoàng Xá và có thể còn được thờ ở nhiều thiện đàn trong phong trào chấn hưng dân tộc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Có thể nói, Khuê Văn các là một công trình kiến trúc của Nho giáo. Về mặt biểu tượng, đó là một sự tiếp thu của thần “tư lộc” (Khuê tinh, Văn Xương đế quân) của Đạo giáo. Khuê Văn các tại Văn Miếu (Hà Nội) gần như không có chức năng chứa sách như ở Trung Quốc mà chỉ mang tính chất tưởng niệm Khổng Tử và văn hóa Nho giáo. Nếu như Khuê Văn các ở Trung Quốc hoành tráng về quy mô thì ở Việt Nam, dạng kiến trúc nhỏ nhắn, đơn giản nhưng đầy tính mỹ học của nó lại đem nhiều cảm hứng nhân văn cho người Việt.
Cái giá trị về kiến trúc đã đồng dạng, nhất thể hóa với giá trị biểu tượng của nó. Qua những ngữ liệu tại chính Văn Miếu mà chúng tôi đã phân tích ở trên, Khuê Văn các còn hàm chứa trong đó những giá trị riêng có của lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Nằm sau khu Văn Miếu là khu Quốc Tử Giám. Toàn bộ khu vực này trải rộng trên diện tích 1530m2, gồm nhà Tiền đường, Hậu đường, Tả vu, Hữu vu, nhà chuông, nhà trống hai bên. Đây là nơi xưa kia dựng trường Quốc Tử Giám, trường đại học cao cấp đầu tiên của Việt Nam, nơi đào tạo hàng ngàn nhân tài cho đất nước. Đến khi nhà Nguyễn lên ngôi, triều đình cho xây dựng Quốc Tử Giám ở Huế thì khu này trở thành học đường của phủ Hoài Đức, sau này Triều Nguyễn cho xây đền Khải Thánh để thờ cha mẹ của Khổng Tử. Đến năm 1946 khu vực này bị đốt phá hoàn toàn, chỉ còn lại con đường lát gạch chính giữa từ cổng Thái học dẫn đến nền điện Khải Thánh.
Toàn bộ khu Thái Học ngày nay được xây dựng lại năm 1999, là công trình chào mừng kỷ niệm 990 năm Thăng Long Hà Nội. Nhà Tiền Đường phía trước gồm 9 gian với 40 cột gỗ lim chống mái, hai đầu hồi xây gạch Bát Tràng. Hiện nay nhà Tiền Đường là nơi tổ chức các buổi lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi, giáo viên giỏi, các hội thảo khoa học, các buổi lễ quan trọng của Thành phố, của Nhà nước như: Khen thưởng các Thủ khoa tốt nghiệp Đại Học xuất sắc trên địa bàn thành phố, Lễ phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư và nhiều buổi lễ quan trọng khác…
Nhà Hậu đường với gian chính giữa tòa đặt tượng Quan Tư Nghiệp Quốc Tử Giam là thầy giáo Chu Văn An.
Thầy Chu Văn An sinh năm 1292, mất năm 1370, quê ở huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Chu Văn An đỗ Thái học sinh dưới triều Trần (tương đương với Tiến sỹ dưới triều Lê ) nhưng không ra làm quan mà về quê nhà mở trường dạy học. Học trò theo học rất đông, thầy đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước, trong số học trò của thầy có người làm quan đến chức Nhập nội hành khiển (tương đương với Tể Tướng) như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát, nhưng khi đến thăm thầy ở quê nhà vẫn giữ đạo học trò là quỳ dưới chân giường nghe thầy chỉ bảo.
Kẻ nào làm quan sách nhiễu dân lành, hà hiếp dân chúng, khi đến thăm, ông đuổi ra không tiếp. Nổi tiếng với học vấn uyên thâm, đạo cao đức trọng, ông được vua Trần Minh Tông mời ra Thăng Long giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám, tức Hiệu Trưởng và trực tiếp dạy Thái tử Trần Vượng, sau này là Vua Trần Hiến Tông. Dưới thời vua Trần Dụ Tông, nhà vua không chăm lo triều chính, ham mê tửu sắc, để nhiều quan tham lộng hành, tình hình đất nước bê bối, ông đã viết bài Thất trảm sớ, xin vua chém bảy vị quan nịnh thần, nhưng vua không đủ can đảm nghe theo. Quá buồn, Chu Văn An đã từ quan về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng thuộc Chí Linh - Hải Dương, chuyên tâm vào việc dạy học. Ông mất tại đó, thọ 78 tuổi, được truy tặng tước là Văn Trinh Công, thụy Khang Tiết và được phối thờ tại Văn Miếu. Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị như Tứ Thư Thuyết Ước
Với công lao đóng góp trong sự nghiệp của mình, Chu Văn An được coi là Ông Tổ của nền nho học Việt Nam. Bức Tượng thờ ông được đặt trang trọng tại đây từ năm 2003, do làng đúc đồng nổi tiếng của Hà Nội là làng Ngũ Xã đúc. Xung quanh gian phòng này, quý khách sẽ thấy các hiện vật trưng bày về lịch sử khoa cử việt nam như: Sa bàn mô phỏng theo kiến trúc thời Lê với mô hình bên ngoài là khu vực văn miếu, nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối, các vị tiên thánh tiên hiền, khu bên trong chính là trường QTG.
Quốc Tử Giám Thăng Long được xây dựng vào năm 1076, dưới thời vua Lý Nhân Tông. Đây là trường Đại học đầu tiên của nước ta. Dưới thời Trần, Quốc Tử Giám có tên là Quốc Học Viện, thời Lê có tên là Thái Học Viện. Bên cạnh việc “rèn tập sĩ tử, gây dựng nhân tài”, Quốc Tử Giám còn có nhiệm vụ nữa là: Bảo cử các giám sinh của nhà trường với triều đình để bổ nhiệm làm quan. Xưa kia, các Nho sinh muốn được vào trường Quốc Tử Giám học phải là những người đỗ cử nhân kỳ thi Hương, qua một kỳ kiểm tra ở bộ Lễ nếu đạt thành tích tốt mới được nhận vào học để chuẩn bị thi Hội.
Trường Quốc Tử Giám xưa kia có nhà giảng đường, thư viện, khu tam xá cho học sinh ở, kho đồ tế khí và kho chứa bản gỗ khắc in sách. Khu tam xá gồm 6 dãy nhà, mỗi dãy 25 gian, mỗi gian giành cho 2 người. Như vậy tổng số giám sinh trọ học là 300 người. Trên tầng 2 là nơi đặt tượng thờ 3 vị vua, là những người có công xây dựng và phát triển Văn Miếu - Quốc Tử Giám gồm: Vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Lê Thánh Tông.
Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc
Hương Xưa Đức Thụ