Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Cây Bồ Kết

Cây Bồ Kết
Sunday,
15/11/2020
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Cây Bồ Kết nguyên liệu trong hương nhang thảo mộc.

Bồ kết có tên khoa học là Gleditsia fera (Lour.) Merr, thuộc họ Vang (Caesalpiniaceae), với các tên gọi khác như:

  • Tên đồng nghĩa: Gleditsia thoreln Gapgnep.
  • Tên khác: bồ kếp, chùm kết, tạo giác, phác kết (Tày), co kết (Thái).
  • Tên nước ngoài: Locust (Anh), fevier de Chine (Pháp).

Cây bồ kết là cây gỗ to, cao từ 5 – 7 m. Thân thẳng có vỏ nhẵn và gai to, cứng, phân nhánh, dài 10 – 25 cm. Cành mảnh, hình trụ, khúc khuỷu, lúc đầu có lông sau nhẵn và có màu xám nhạt.

Cây bồ kết có lá kép, mọc so le, hai lần lông chim, cuống chung dài 10 – 12cm hay hơn, có lông nhỏ và có rảnh. Lá chét 6 -8 đôi mọc so le, hình thuôn, bóng và hơi có lông ở mặt trên, nhạt hơn và nhẵn ở mặt dưới, đầu lá chét tròn, gốc lá lệch, mép có răng cưa nhỏ, lá kèm nhỏ, rụng sớm.

Hình ảnh Quả và cây Bồ Kết

Theo y học cổ truyền thì quả bồ kết có vị cay, mặn tính ôn, có tác dụng thống khiếu, khử đờm, tiêu thũng. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng nhuận táo, thông đại tiện, bí kết, tiêu độc. Gai bồ kết có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu thũng, bài nùng, sát trùng, khư phong.

Ở Việt Nam, nhân dân dùng quả bồ kết ngâm hoăc nấu nước gội đầu, làm sạch gầu, trơn tóc và dùng quần áo len, dạ, lụa có màu, không bị hoen ố và không phai màu.

Mục này được đăng trong Nguyên liệu thảo mộc và được gắn thẻ Nguyên Liệu Sản Xuất Hương Nhang, Tiểu Hồi, Tiểu Hồi Hương.

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ chuyên cung cấp các sản phẩm hương nhang sạch, Đức Thụ muốn học hỏi và phát triển đưa các thảo mộc thiên nhiên vào kết hợp với hương nhang, để có được mùi thơm khác biệt trong các sản phẩm hương nhang Việt Nam, chúng tôi còn tìm hiểu phong tục tín ngưỡng tâm linh truyền thống.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: