Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Chùa Vũ Thạch

Chùa Vũ Thạch
Sunday,
05/12/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Chùa Vũ Thạch - Cổng Tam Quan Chùa Vũ Thạch 

Chùa Vũ Thạch Tên chùa là Vũ Thạch, gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa và ông giáo làng Vũ Thạch là Nguyễn Huy Đức (1824 - 1898) nổi tiếng phẩm hạnh, đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Thăng Long. Kiến trúc chùa có mặt bằng hình chuôi vồ, tượng Phật đầy đủ theo hệ thống. Năm 1986, chùa cùng với cụm di tích của mình đã được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Mở hội vào ngày 10/02 và 15/10 Âm lịch hàng năm. Trong ngày lễ hội bao giờ cũng có một đoàn khách của làng Xuân Đỗ (Hạ) đến cùng tham gia. Tục lễ dân thần của đền gồm có mâm xôi, gà trống. Sau lễ thì có các trò như tổ tôm, hát ca trù, hát văn, biểu diễn võ dân tộc.

Hình ảnh phía trước cổng tam quan chùa vũ thạch

Chùa Vũ Thạch nằm trong con ngõ cạnh đình Vũ Thạch có địa chỉ ở 13B phố Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tương truyền chùa Vũ Thạch khởi dựng từ thời nhà Lý, xưa vốn ở bên hồ Tả Vọng là một phần của Hồ Hoàn Kiếm sau này bị lấp. Văn bia trùng tu vào năm Tự Đức thứ 10 cho biết chùa có tên chữ Hán là Quang Minh Tự. Chùa được dân quen gọi theo tên làng Vũ Thạch, nơi có ngôi trường danh tiếng xưa của ông giáo Nguyễn Huy Đức (1824 – 1898) nổi tiếng phẩm hạnh, từng đào tạo được nhiều môn sinh tài đức trên đất Hà thành.

Văn bia trong chùa cho biết trải qua mấy trăm năm chùa đã được trùng tu nhiều lần, tuy nhiên không tả rõ hình dáng thay đổi thế nào. Cuối thế kỷ 19 cổng tam quan cũ của chùa bị phá khi thực dân Pháp mở rộng các tuyến phố Hàng Bài, Tràng Tiền cùng với việc lấp mọi ao hồ từ phố Hàng Khay trở xuống phía Hàng Chuối. Sang thế kỷ 20 làng Vũ Thạch đã hoàn toàn đô thị hóa; chỉ còn một lối vào chùa từ phố Bà Triệu và đất chùa bị lấn chiếm dần.

Hình ảnh trước chùa vũ thạch đón ngày hội mới hàng năm

Cổng Tam Quan Chùa Vũ Thạch Chùa Vũ Thạch nằm sau chùa, đúng kiểu kiến trúc “tiền Phật hậu Thánh”, bên trong thờ Mẫu Liễu Hạnh và các Mẫu khác của tín ngưỡng dân gian. Du khách lên bái Mẫu theo cầu thang chính nằm ở cuối sân hậu, bên cạnh một ngôi tháp. Lối đó đi qua phía lưng hậu cung thờ Phật và những bậc thang tiếp theo đưa khách lên cao rồi rẽ trái theo hành lang ăn thông đến điện thờ Mẫu. Nơi đây có tòa tiền tế và thượng điện nối nhau thành hình chuôi vồ. Gian giữa: trên là Tam Tòa Thánh Mẫu, dưới là Ngũ vị quan ông. Hai bên có: Ban Sơn Trang thờ Mẫu Thượng Ngàn, Ban Trần Triều thờ Hưng Đạo đại vương, Ban thờ Tổ Đạt Ma…

Tầng một của tòa nhà bên trái cổng chùa là một căn phòng rất rộng, thường dùng để hội họp và tổ chức tiệc chay. Nền và trần đều thấp, lại có nhiều cột chống. Đi qua tầng này du khách sẽ bước ra sân trước của ngôi chùa cũ nối với vườn cây đã bị thu hẹp. Bên trái sân là ngôi tháp mộ cổ, bên phải là bậc thềm rộng dẫn lên chùa chính. Tại đây tòa tiền đường kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ.

Hình ảnh bên trong chùa vũ thạch

Chùa Vũ ThạchTại chính điện của chùa Vũ Thạch, các pho tượng Phật giáo được thiết đặt đầy đủ theo hệ phái Bắc tông. Ngoài những tấm bia, tháp mộ và hệ thống chuông, tượng treo dựng trong chùa, các ban thờ đều được trang trí với những cửa võng sơn son thiếp vàng, chạm khắc cầu kỳ và bày kèm những đồ tế khí được chế tác tinh xảo.

Chùa Vũ Thạch tương truyền được khởi dựng từ đời nhà Lý. Theo văn bia trùng tu chùa vào năm Tự Đức thứ 10, chùa còn có tên Quang Minh Tự. Chùa chủ yếu thờ Phật, ngoài ra còn thờ mẫu, thờ các sư tổ của chùa qua nhiều năm trụ trì đã viên tịch. Chùa thực ra có tên chữ Hán là Quang Minh Tự.

Hình ảnh chùa vũ thạch

Chùa Vũ Thạch - Cổng Tam Quan Chùa Vũ Thạch ở cả ba nơi thờ đều còn những câu đối, hoành phi hay như:
“Thượng đế uỷ thần quyền chấm đãi sơn hà duy bả ác
Hạ dân triêm đức trạch, chấm lăng phong vũ ngưỡng bình mông”.
Dịch nghĩa:

“Thượng đế đã trao quyền, một giải non sông gìn giữ
Dân lành mang om đức, ngàn trùng mưa gió chở che”.
Hay:
“Thánh đức nguy nhiên cao Bắc đẩu
Thần công hách nhĩ chấn Nam thiên”.
Dịch nghĩa:
“Thánh đức cao vời như Bắc đẩu
Thần công chói lọi cả trời Nam”.
Hoặc:
“Dữ Phật vi lân, tuệ chúc quang khai thành bất dạ
Đại thiên hành hóa, đức phong phổ biến hải vô ba”.
Dịch nghĩa:
“Với Phật ở trên, đuốc rực hào quang đêm tỏa sáng
Thay trời giữ đạo, quạt mầu gió thuận biển bình yên”.
Và các bức đại tự:
– Đức hợp vô cương (Đức lớn không bờ bến)
– Vạn dân hóa dục (nuôi dạy muôn dân)
– Tứ hải bình mông (che chở bốn biển)
– Thánh tức Thiên (Thánh tức trời) ‘
Dẫu đã bị đô thị hóa gần trăm năm nay nhưng trong tâm khảm người Vũ Thạch vẫn giữ niềm tự hào về đình chùa, một danh thắng của vùng văn hóa Hồ Gươm. Du khách thập phương đến chùa thắp nén hương sạch để cầu bình an và may mặn dip cuối năm

Map chỉ dẫn đến chùa vũ thạch:

Chùa vũ thạch không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Sạch- Hương Nhang Sạch - Hương Xưa Đức Thụ..

Đền Trần - Đền Trần Nam Định - Lễ Hội Đền Trần.

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: