Được hỗ trợ bởi google Dịch
 

Đền Thờ Mẫu Ỷ La

Đền Thờ Mẫu Ỷ La
Friday,
17/09/2021
Đăng bởi: TẠ QUANG Ý

Đền Thờ Mẫu Ỷ La - Đền Ỷ La - Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang

Hương Xưa Đức Thụ

Đền Ỷ La - Đền Thờ Mẫu Ỷ La - Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang, thành phố Tuyên Quang được xây dựng từ triều vua Cảnh Hưng năm 1747 thờ Công Chúa Phương Dung con gái Vua Hùng. Đền Thờ Mẫu Ỷ La còn để lại nhiều di sản vô giá. Trong đền hiện còn giữ được 2 quả chuông cổ và 16 tượng cũ, các đồ tế khí bằng đồng, sành sứ, các hoành phi câu đối, đề từ, sắc phong và thần phả.

Nhưng đáng chú ý nhất là những di sản văn hóa phi vật thể. Đền còn lưu giữ được 6 bản sắc phong của 4 ông vua Triều Nguyễn như Đồng Khánh, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định phong cho Đền Mẫu Ỷ La. Nội dung các sắc phong đều đề cao công đức của Thần đã giúp nước, trợ dân sống an lành hạnh phúc và ban tặng cho các Mẫu những mỹ tự cao quí.

Hình ảnh bên ngoài khuôn viên đền thờ mãu ỷ la

Đền Thờ Mẫu Ỷ La di tích đền Cảnh Xanh thuộc tổ 17, phường Minh Xuân, thành phố Tuyên Quang. Đền khởi nguyên là một ngôi điện thờ nhỏ được xây dựng vào khoảng nửa cuối thế kỷ XIX, bằng vật liệu tranh, tre, nứa, lá. Đền Cảnh Xanh được người xưa dựng nên để thờ phụng vị Thánh Mẫu Thượng ngàn (hay tên chữ là Lâm cung Thánh Mẫu) mà nhân dân thường gọi là Bà chúa Thượng Ngàn, cai quản miền rừng núi và ngàn cây. Nơi con người bày tỏ niềm tôn kính với Thánh Mẫu Thượng ngàn và thể hiện ước vọng cuộc sống bình yên, mùa màng tươi tốt của con người vùng sơn cước.

Cùng với việc thờ Mẫu Thượng Thiên (Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh), tại đền Mẫu Ỷ La còn thờ Đức Thánh Trần (Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn). Hiện nay, tại đền Mẫu Ỷ La còn lưu giữ bốn đạo sắc phong thời Nguyễn. Nội dung các sắc phong đều đề cao công đức của Thần đã giúp nước, trợ dân có cuộc sống an lành, hạnh phúc…

Hình ảnh mùa lễ hội ở đền thờ ỷ la TP Tuyên Quang

Đền Thờ Mẫu Ỷ La Mẫu Thượng thiên là một nhân vật huyền thoại, truyền thuyết kể lại rằng: Bà vốn là Đệ nhị Tiên chủ Quỳnh Nương ở chốn tiên cung vì phạm một lỗi rất nhỏ là làm mẻ chiếc chén ngọc nên bị đày xuống cõi trần tục, bà đã thác sinh vào một gia đình họ Lê ở Phủ Giày. Khi ra đời bố mẹ đặt tên là Giáng Tiên.

Năm 18 tuổi Giáng tiên xuất giá, chồng là Đào Lang và sinh được hai người con một trai, một gái. Giữa lúc hương lửa đương nồng thì hết hạn đi đày, dù không muốn nhưng Giáng Tiên phải về trời. Vì nhớ thương chồng con, nàng thường chau mày nhỏ lệ, các nàng tiên động lòng đã tâu lên Thượng Đế

 Ngài phong nàng làm Liễu Hạnh Công chúa, lại cho xuống hạ giới. Lần này, nàng về quê thăm cha mẹ đẻ, lên kinh đô thăm chồng con. Nàng khuyên chồng về đạo tu thân tề gia, sống với nhau một đêm rồi chia tay, hẹn gặp nhau ở kiếp sau. Như mây nổi lưng trời, nàng không ở nhất định một chỗ. Có khi nàng giả làm gái đẹp thổi tiêu dưới trăng, có khi hóa làm bà già tựa gậy trúc ở bên đường. Người nào dùng lời đùa cợt tất bị vạ, người nào mang lễ cầu đảo tất được phước lành.

Hình ảnh mùa lễ hội ở đền thờ ỷ la TP Tuyên Quang

Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang các lễ vật mà người ta dâng, nàng mang về cho cha mẹ dùng. Khi cha mẹ qua đời và con cái đã trưởng thành, trong lòng tiên chúa "không còn vướng bận điều gì", từ đó mới đi chu du thiên hạ, tìm nơi danh thắng, đem cảnh núi non làm giả cảnh tiên. Rồi đến kỳ hạn, nàng phải về trời.

Trên cung đình, nàng lại nhớ duyên ước ba sinh, liền xin Ngọc Hoàng thượng đế một lần nữa được giáng sinh cho "thoả nguyện sinh hóa khôn lường, ngao du tuỳ thích". Được phép của Ngọc Hoàng, nàng cùng hai thị nữ xuống trần. Ở đây, Tiên chúa thường hiển linh người giúp dân lành được phúc và trừng trị kẻ ác. Thấy vậy, dân ở vùng ấy sợ hãi, cùng nhau lập ngôi đền thờ phụng.

Hằng năm tại đền Mẫu Ỷ La diễn ra các ngày lễ: Lễ thượng nguyên (lễ giải hạn cho dân) vào ngày 7 tháng Giêng; Lễ vào hè (cầu mát, cầu mưa thuận gió hòa) vào ngày 7 tháng Tư; Lễ ra hè vào ngày 7 tháng Bảy; Lễ Vu lan vào ngày rằm tháng Bảy; Giỗ Đức Thánh Trần vào ngày 20 tháng Tám; Lễ tất niên vào ngày 7 tháng Chạp…

Hình ảnh bên ngoài khuôn viên đền thờ mẫu ỷ la

Đền Ỷ La - Đền Thờ Mẫu Ỷ La - Đền Mẫu Ỷ La Tuyên Quang (Đặc biệt) trước đây vào tháng Hai và tháng Bảy âm lịch đền Mẫu Ỷ La cùng đền Hạ và đền Thượng tổ chức lễ hội rước Mẫu. Đây là lễ hội lớn nhất trong năm của ba đền. Đền Tam Kỳ (đền Hạ) thờ chị, đền Thượng thờ em. Thánh Mẫu đền Ỷ La là do sự thay đổi về vị trí thờ của người chị. Khi rước tượng Mẫu từ đền Thượng và đền Mẫu Ỷ La về đền Hạ là biểu hiện sự gặp gỡ, đoàn tụ gia đình. 

Năm 2007, lễ hội rước Mẫu đã được nhân dân thành phố Tuyên Quang khôi phục lại và tổ chức vào ngày 12 đến 16 tháng Hai âm lịch hằng năm.

Đền Mẫu Ỷ La là một di tích kiến trúc tín ngưỡng cổ - một thiết chế văn hóa mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Với những giá trị về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng và kiến trúc, năm 2015, đền Mẫu Ỷ La đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Du khách thấp phương đầu nam đến lẽ và dâng hương nhang câu bình an cho gia đinh, người thân

Map chỉ dẫn đến đền thờ mẫu ỷ la:

Đền mẫu ỷ la không chỉ là một điểm đến văn hóa tâm linh nổi tiếng, mà còn là nơi thu hút khách du lịch gần xa đến để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một ngôi đền cổ của Việt Nam.

Mục này được đăng trong cẩm nang và được gắn thẻ với sản phẩm hương nhang sạch từ thảo mộc

Hương Xưa Đức Thụ

HƯƠNG XƯA ĐỨC THỤ CHUYÊN CUNG CẤP CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG SẠCH, ĐỨC THỤ MUỐN HỌC HỎI VÀ PHÁT TRIỂN ĐƯA CÁC THẢO MỘC THIÊN NHIÊN VÀO KẾT HỢP VỚI HƯƠNG NHANG, ĐỂ CÓ ĐƯỢC MÙI THƠM KHÁC BIỆT TRONG CÁC SẢN PHẨM HƯƠNG NHANG VIỆT NAM, CHÚNG TÔI CÒN TÌM HIỂU PHONG TỤC TÍN NGƯỠNG TÂM LINH TRUYỀN THỐNG.

Hương Sạch- Hương Nhang Sạch - Hương Xưa Đức Thụ..

Đền Cảnh Xanh - Đền Cây Xanh - Cô Bé Cây Xanh Tuyên Quang

Viết bình luận:
Facebook Hương Xưa Đức Thụ Zalo Hương Xưa Đức Thụ Messenger Hương Xưa Đức Thụ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: